Liệu pháp phòng bệnh “4 mắt” cho trẻ Việt

(khoahocdoisong.vn) - Theo thống kê mới nhất, cận thị ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là trẻ nhỏ. ThS.BS Trần Đình Minh Huy, Giảng viên Bộ môn Mắt (Đại học Y Dược TPHCM), cho biết, yếu tố quan trọng nhất kiểm soát tăng độ cận là ánh nắng mặt trời.

Trẻ em Việt Nam ở khu vực nguy cơ cao mắc cận thị

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến 2050, cận thị chiếm 50% dân số thế giới. Theo ThS.BS Trần Đình Minh Huy, nguyên nhân đầu tiên là yếu tố liên quan đến gene di truyền. Trẻ em khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam, sẽ có nguy cơ mắc cận thị nhiều hơn.

Trẻ cần được khám và theo dõi độ cận, đo độ cận ở những cơ sở y tế chuyên khoa rất quan trọng trong điều trị cận thị về sau.

Trẻ cần được khám và theo dõi độ cận, đo độ cận ở những cơ sở y tế chuyên khoa rất quan trọng trong điều trị cận thị về sau.

Bên cạnh đó, trẻ tiếp xúc khá sớm các thiết bị điện tử. Gần đây nhất, WHO cũng đã khuyến cáo, trẻ em dưới 2 tuổi không được tiếp xúc với thiết bị điện tử và theo từng lứa tuổi cao hơn sẽ có giới hạn thời gian được phép tiếp xúc với các loại thiết bị này. Cuối cùng là yếu tố lối sống, đặc biệt người dân sống trong khu vực châu Á, sống và sinh hoạt trong các ngôi nhà hình hộp.

Ngoài ra, theo các chuyên gia về mắt, thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá ít. Thời gian trẻ dành cho học tập nhiều hơn do vậy hạn chế thời gian chơi và sinh hoạt ngoài trời.

Các biểu hiện bất thường đơn giản và dễ nhận biết tật cận thị ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý như trẻ có thói quen nheo mắt khi xem tivi hoặc khi nhìn vật gì ở xa; hoặc trẻ có xu hướng nghiêng đầu qua một bên để nhìn, liếc về tivi; trẻ có thói quen dụi mắt nhiều.

Kiểm soát tăng độ cận ở trẻ

Đối với trẻ bị cận thị, theo ThS.BS Trần Đình Minh Huy, kiểm soát cận thị hay còn gọi kiểm soát tăng độ cận thị ở trẻ em rất cần thiết. Việc đầu tiên và quan trọng nhất là cần một quy trình đo khám theo đúng chuẩn, đảm bảo các thông số ở các lần khám là một thông số thống nhất, từ một phương pháp thống nhất. Từ đó, chúng ta có thể đánh giá tốc độ trẻ tăng như thế nào để phân trẻ vào nhóm tăng nhanh hay tăng chậm để có phương pháp điều trị hợp lý.

Sinh hoạt và chơi ở ngoài không gian rộng, dưới ánh nắng mặt trời, từ 1,5 - 2 tiếng/ngày có tác dụng tốt làm giảm khả năng phát triển cận thị. Ảnh minh họa

Sinh hoạt và chơi ở ngoài không gian rộng, dưới ánh nắng mặt trời, từ 1,5 - 2 tiếng/ngày có tác dụng tốt làm giảm khả năng phát triển cận thị. Ảnh minh họa

Điều trị cận thị bao gồm nhóm sử dụng các loại kính và nhóm sử dụng các loại thuốc. Đối với nhóm sử dụng các loại kính gồm kính gọng và kính áp tròng. Còn đối với nhóm dùng thuốc, chia ra thuốc nhỏ mắt và thuốc uống. Một số thuốc nhỏ mắt đặc trị, 1 lần/ngày, sẽ giúp giảm tăng độ cận ở trẻ từ 60 - 70%.

Việc mang kính đúng độ và đeo đúng cách, đúng thời lượng theo hướng dẫn của bác sĩ rất quan trọng. Việc đeo kính thấp độ hay quá độ đều có thể làm tăng tốc độ tăng cận của trẻ nhanh hơn bình thường vì mắt phải điều tiết nhiều. Kính gọng chủ yếu  giúp nhìn rõ, sinh hoạt tốt chứ không phải kiểm soát tốc độ tăng cận. Để kiểm soát tốt tốc độ tăng cận, trẻ cần đeo những kính đa tiêu cự, đa vùng chuyên biệt.

Theo các Hiệp hội Kiểm soát Cận thị trên thế giới, lứa tuổi phù hợp nhất và thụ hưởng được tối đa hiệu quả điều trị của các phương pháp để kiểm soát tốc độ tăng cận là từ 6 - 13 tuổi, đồng thời tùy tình trạng mắt và độ cận của từng trẻ.

Ngày nay, một người cận thị, dù cận tương đối nhẹ, vẫn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt khi về già cao từ 4 - 6 lần so với người bình thường như thoái hóa võng mạc, bệnh lý cườm khô, cườm nước. Thậm chí, người bị cận thị từ 5 độ trở lên, nguy cơ đó tăng từ 20 - 30 lần so với người bình thường. Do vậy, việc kiểm soát cận thị càng sớm càng tốt.

Hiện nay, đối với tác dụng kiểm soát cận thị, nhiều nghiên cứu lớn trên thế giới khẳng định: 

- Việc sinh hoạt và chơi ở ngoài không gian rộng, dưới ánh nắng mặt trời, từ 1,5 - 2 tiếng/ngày có tác dụng tốt làm giảm khả năng tăng độ cận, cũng như hạn chế tỷ lệ trẻ không cận phát triển thành cận thị.

- Chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ các loại thực phẩm, vitamin (đặc biệt là vitamin A và vitamin D), nhất là từ trái cây và rau màu xanh đậm, có nhiều giá trị quan trọng đối với sự phát triển thị giác và kiểm soát cận thị.

Theo Đời sống
Dậy người dân tự chữa bệnh, bác sĩ được tấn phong Tiến sĩ danh dự AIU

Bác sĩ Dư Quang Châu được tấn phong Tiến sĩ danh dự AIU

Với nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, đưa các phương pháp chữa bệnh thiết thực cho người dân trong nước và quốc tế, BS Dư Quang Châu được Trường Đại học Quốc tế Mỹ tấn phong Tiến sĩ.
back to top