Nguồn ảnh: Phys.
Theo các nhà khoa học, sự bùng nổ của sóng hấp dẫn với những gợn sóng nhỏ trong không gian là sự va chạm cực mạnh giữa hai sao neutron. Những va chạm trên thực tế là khí vũ trụ, trong đó vàng và các kim loại quý khác được tạo ra trong quá trình này trước khi lan tỏa ra vũ trụ.
Maguire cho biết, sự va chạm nổ giữa các ngôi sao neutron đã đẩy các mảnh vỡ phát sáng vào không gian với tốc độ 300 triệu kph – khoảng một phần ba tốc độ ánh sáng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, mặc dù vận tốc cực đoan kiểu như vậy có thể làm mờ kim loại nặng, nhưng vàng là một trường hợp ngoại lệ. GS Andrew Levan từ Đại học Warwick, một thành viên khác của nhóm các nhà thiên văn học đã phân tích: “Chúng tôi ước tính rằng vụ va chạm đã tạo ra khoảng vàng nhiều như khối lượng của Trái Đất”.
Điều này có nghĩa là một trái đất mới làm bằng vàng tinh khiết khoảng 6 tỷ 8000000000000 tấn có thể được hình thành từ các mảnh vụn của vụ va chạm đó cộng lại.
Để so sánh, số liệu thống kê cho thấy tổng lượng vàng chiết xuất mà con người sử dụng từ khi bắt đầu nền văn minh khoảng 187.000 tấn.
Theo khảo sát địa chất Mỹ, sản lượng toàn cầu hiện nay từ các mỏ vàng được cho là khoảng 3.100 tấn/năm.
Vụ va chạm của sao neutron diễn ra chỉ khoảng một lần trong 10.000 năm trong thiên hà Milky Way. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, điều kiện của chúng rất thuận lợi cho quá trình tổng hợp hạt nhân tạo ra các nguyên tố như vàng và bạch kim) mà chúng có thể là nguồn chính của vàng và các nguyên tố nặng khác.
Huỳnh Dũng
(theo Phys, Kiến Thức)