Kỹ thuật vào cua dành cho những tài xế mới

Với những lái xe mới, vào cua trên những cung đường khó đi là một kỹ thuật không đơn giản. Dưới đây là những kiến thức cơ bản để có thể vào cua an toàn.

Tập trung quan sát

Trước khi vào cua nên chú ý tập trung để ý và quan sát, không chỉ để định hình khúc cua trước mặt mà còn để biết được đoạn cua dài hay ngắn, điều kiện mặt đường thế nào và mật độ xe cộ trước và sau xe mình.

Bao quát tầm nhìn hai bên góc chéo phía trước, tránh vật cản góc chữ A làm khuất tầm nhìn khi bắt đầu vào cua hoặc ra khỏi khúc cua. Đồng thời, liên tục quan sát gương chiếu hậu để đảm bảo giữ đủ khoảng cách an toàn với xe lưu thông phía sau.

Tập trung quan sát

Tập trung quan sát.

Kỹ thuật vào cua dành cho những tài xế mới ảnh 2Giảm tốc độ vào cua an toàn trước khi đánh lái

Đây là lỗi mà đa phần hầu hết các lái mới đều mắc phải, nhiều tài xế do chủ quan nên không phanh khi vào cua hoặc khi đang vào cua mới rà phanh. Việc rà phanh khi vào cua chỉ áp dụng cho các tay đua để tiết kiệm thời gian cắt cua chứ lái xe vận hành trên đường thì không nên.

Khi xe chuẩn bị di chuyển vào đoạn đường sắp có cua thì tài xế nên chủ động phanh giảm tốc từ trước đến tốc độ an toàn, để việc vào cua không bị bất ngờ bởi tốc độ xe đang di chuyển.

Vào cua

Khi lái xe đã cho xe giảm tới tốc độ an toàn, lúc này mới đánh lái và đưa xe qua cua. Lái xe cần lưu ý không nên đánh lái nhiều lần, lái xe cần ước lượng độ cong của của để lấy lái một lần và giữ cố định góc xoay vô-lăng tới khi thoát cua.

Giảm tốc độ vào cua an toàn trước khi đánh lái

Giảm tốc độ vào cua an toàn trước khi đánh lái.

Trừ khi góc cua quá dài hoặc lấy lái lần đầu hơi ít, tài xế có thể nhích thêm vòng xoay nữa để đưa chiếc xe của mình vào đúng quỹ đạo di chuyển. Khi lái xe lấy lái một lần thì chiếc xe đang di chuyển sẽ tạo được sự cân bẳng, trong trường hợp lấy lái quá nhiều sẽ khiến tài xế rơi vào tình trang xe xoay ngang hoặc xe chạy ra thẳng lề đường.

Thoát cua

Đây là bước cuối cùng sau khi xe di chuyển trong đoạn cua, nhiều tài xế chủ quan tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại đòi hỏi người lái xe phải mượt mà để không tạo ra độ giật quán tính khiến người ngồi trên xe lắc lư.

Đây cũng là một nguyên nhân khiến tài xế chỉ nên đánh lái một lần khi vào cua, khi đó đến hết đoạn của là bánh xe cũng sắp chuyển về trạng thái chạy thẳng, nhờ đó mà thân xe sẽ chuyển hướng nhẹ nhàng và êm ái.

Nếu lái xe đánh lái quá nhiều, tài xế sẽ phải quay vô-lăng ngược lại khi hết cua đồng thời xe sẽ bị chuyển hướng đột ngột, lúc này người ngồi trên xe sẽ có cảm giác bị lắc lư từ bên này sang bên kia xe.

Theo cartimes.vn
Vì sao Kia và Hyundai triệu hồi gần 170 nghìn ôtô điện?

Vì sao Kia và Hyundai triệu hồi gần 170 nghìn ôtô điện?

Nguyên nhân đợt triệu hồi xe điện Kia và Hyundai này là vấn đề liên quan đến bộ điều khiển sạc tích hợp (ICCU), có thể khiến các mẫu xe như Hyundai Ioniq 5, Ioniq 6, Genesis GV60, GV70, G80 EVs và Kia EV6 mất điện khi đang di chuyển.
back to top