Kim loại này có giá trị đắt gấp 5 lần vàng

Rhodium là kim loại quý giá nhất và trắng nhất trên thế giới, được sử dụng để chế tác thành đồ trang sức đẹp. Kim loại này hiếm hơn vàng vàng, vàng trắng, bạch kim và trắng hơn bạc.

Vàng là kim loại quý hiếm và đắt đỏ, nhưng có một kim loại khác vượt trội cả về giá thành lẫn độ hiếm - rhodium.

Rhodium, với kí hiệu hóa học là Rh, là một trong số những kim loại quý có màu bạc giống như bạc, vàng trắng, bạch kim,…. So với những kim loại khác, Rhodium có sự khác biệt về độ quý hiếm, giá cả, độ bền và độ sáng bóng. Kim loại này cực kỳ hiếm và chỉ là sản phẩm phụ của quá trình khai thác bạch kim, đồng hoặc niken.

Giá của các kim loại không giống nhau, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tiếp cận. Do tính linh hoạt, khả năng dẫn điện, độ bền và vẻ ngoài đẹp mắt, vàng nằm trong số những kim loại đắt nhất thế giới. Giá vàng hiện là khoảng 1.850 USD/ounce, nhưng vẫn rất rẻ so với rhodium. Hiện là kim loại quý đắt nhất và là một trong những kim loại hiếm nhất, giá mỗi ounce rhodium ở mức khoảng 10.300 USD.

Rhodium được xem là kim loại quý giá và đắt tiền nhất thế giới - Ảnh: internet.

Rhodium được xem là kim loại quý giá và đắt tiền nhất thế giới - Ảnh: internet.

Rhodium không dễ phản ứng với oxy, khiến nó trở thành kim loại quý và là chất xúc tác lý tưởng, chống lại cả sự ăn mòn và oxy hóa. Với độ cứng tổng thể và điểm nóng chảy cao 1.964 độ C, rhodium thuộc nhóm bạch kim cùng với các kim loại bạch kim, palladium, osmium, iridium, và ruthenium. Khả năng chịu được nhiệt độ nước và không khí lên tới 600 độ C, đồng thời không tan trong đa số axit khiến rhodium rất hữu dụng cho ôtô, máy bay, công tắc điện, dây điện trở và cặp nhiệt điện nhiệt độ cao.

Rhodium hiện diện với mật độ khoảng 0,000037 ppm (1 ppm = 1 milligram/kg) trong vỏ Trái Đất, còn vàng dồi dào hơn nhiều, khoảng 0,0013 ppm, theo Hiệp hội Hóa học Hoàng gia (RSC). Rhodium được sản xuất chủ yếu ở Nam Phi và Nga, có thể là sản phẩm phụ của quá trình tinh chế quặng niken và đồng, chứa khoảng 0,1% kim loại quý. Khoảng 16 tấn rhodium được sản xuất hàng năm, với trữ lượng ước tính 3.000 tấn.

Nhà hóa học người Anh William Hyde Wollaston phát hiện rhodium vào năm 1803. Ông đã chiết xuất nguyên tố này từ một mẩu quặng bạch kim từ Nam Mỹ. Sự việc diễn ra không lâu sau khi Wollaston phát hiện một kim loại thuộc nhóm bạch kim khác, palladium Ảnh: Ảnh: Alchemist-hp/Creative Commons

Nhà hóa học người Anh William Hyde Wollaston phát hiện rhodium vào năm 1803. Ông đã chiết xuất nguyên tố này từ một mẩu quặng bạch kim từ Nam Mỹ. Sự việc diễn ra không lâu sau khi Wollaston phát hiện một kim loại thuộc nhóm bạch kim khác, palladium

Ảnh: Ảnh: Alchemist-hp/Creative Commons

Rhodium được tách từ mẫu quặng của Wollaston bằng cách loại bỏ bạch kim và palladium, để lại một loại bột màu đỏ sẫm. Quá trình xử lý bột bằng khí hydro làm lộ ra kim loại quý rhodium. Kim loại rắn này có màu trắng bạc với tên gọi bắt nguồn từ “rhodon”, nghĩa là hoa hồng trong tiếng Hy Lạp. Tên gọi này gợi nhắc đến màu đỏ của muối kim loại. Số liệu thống kê năm 2019 cho thấy, gần 90% nhu cầu rhodium đến từ lĩnh vực sản xuất bộ chuyển đổi xúc tác, một cách sử dụng khá khác thường với một kim loại đẹp mắt và thuộc nhóm quý hiếm nhất Trái Đất.

Rhodium thường được dùng để mạ trang sức với giá trị rất lớn. Rhodium để tạo ra những món trang sức bạc với bề mặt sáng bóng và quý giá mà không cần phải đánh bóng lại nhiều lần. Sau này, công nghệ mạ này được dùng với vàng trắng và các loại bạc quý khác để tăng độ bền, giảm độ xỉn trên các loại trang sức sau một thời gian đeo.

Ngày nay, phương pháp chính trong việc mạ rhodium vẫn là mạ điện. Người ta gắn vật cần mạ vào cực âm ca-tốt rồi nhúng chìm trong bể dung môi là hợp chất lỏng gốc rhodium, sau đó người ta để dòng điện chạy qua bể mạ. Sau một thời gian ngắn, rhodium trong dung dịch dung môi sẽ được tách ra và bám vào bề mặt vật cần mạ. Dung dịch dung môi được dùng thường bao gồm các thành phần rhodium sulfate, axit sulfuric và nước.

Rhodium được các nhà hoàn kim sử dụng để mạ trang sức, đặc biệt là trang sức vàng trắng hoặc trang sức bạc. Nhẫn cưới và nhẫn đính hôn là những sản phẩm hay được mạ Rhodium nhất./.

Theo Đời sống
Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Sagittarius A* là lỗ đen quái vật nằm ở trung tâm Milky Way (Ngân Hà), là thiên hà mà Trái Đất trú ngụ. Những hình ảnh mới chụp được bởi Kính thiên văn Event Horizon (EHT) đã hé lộ một bức tranh mới về lỗ đen này.
Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn hổ đã không hề thay đổi trong hơn 10 triệu năm. Nguyên nhân là loại độc này nhắm đến prothrombin, một protein giúp đông máu và đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sinh vật.
back to top