Kích thích từ trường xuyên sọ điều trị các bệnh lý thần kinh – tâm thần

Kích thích từ trường xuyên sọ là kỹ thuật mới dùng xung điện cải thiện tình trạng não bộ mất cân bằng giúp phục hồi đột quỵ, đau đầu, mất ngủ, trầm cảm, động kinh...

Kích thích từ trường xuyên sọ – Transcranial Magnetic Stimulator (TMS) là kỹ thuật mới tại Việt Nam. Với ưu điểm nổi bật như: không xâm lấn, không gây đau, không cần gây mê, kỹ thuật hiện đại này được ứng dụng trong điều trị đau đầu, mất ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu,… và nhiều bệnh lý thần kinh.

Xung điện cải thiện tình trạng não bộ mất cân bằng

Theo BSCKII Bùi Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Đột Quỵ – BVĐK tỉnh Phú Thọ, TMS đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép từ năm 2008 trong điều trị bệnh trầm cảm. Từ đó đến nay, đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng thành công kỹ thuật này trong điều trị rối loạn vận động, đột quỵ, các bệnh lý đau và thần kinh khác.

Kỹ thuật TMS hiện được áp dụng trong thần kinh là kỹ thuật kích thích liên tục lặp lại (rTMS) hay kỹ thuật kích thích với từng chuỗi xung ngắn (TBS). Cơ chế hoạt động của máy kích thích từ trường xuyên sọ lặp lại (rTMS)

Sau khi người bệnh ngồi vào máy, từ trường sẽ được tạo ra bởi cuộn cảm từ tính đặt phía trên một vùng nhỏ trên bề mặt não. Các xung điện từ sẽ được phát lặp đi lặp lại liên tục trong một khoảng thời gian từ 30 – 60 phút nhằm cải thiện tình trạng não bộ mất cân bằng, hoạt động bất ổn sang trạng thái bình thường hơn.

Sau khi hoàn thành xong 1 buổi trị liệu, người bệnh có thể về nhà và sinh hoạt như bình thường. Tùy thuộc vào phản ứng và tình trạng cụ thể của người bệnh mà liệu trình điều trị với TMS sẽ được thực hiện từ 5 – 7 ngày, hoặc một số tuần sau đó.

Cơ chế hoạt động của máy kích thích từ trường xuyên sọ

Cơ chế hoạt động của máy kích thích từ trường xuyên sọ

Kích thích từ trường xuyên sọ được ứng dụng với bệnh lý nào?

Cho đến thời điểm hiện tại, phương pháp kích thích từ trường xuyên sọ đã được chứng minh và cho thấy tiềm năng trong việc chẩn đoán, hỗ trợ điều trị và được chỉ định trong một số mặt bệnh sau:

1. Phục hồi sau đột quỵ

2. Phục hồi sau chấn thương tủy sống

3. Đau thần kinh mạn tính : đau dây V, đau sau zona, bệnh lý rễ thần kinh…

4. Rối loạn trầm cảm

5. Rối loạn lo âu hoảng sợ

6. Tâm thần phân liệt

7. Mất ngủ mạn tính

8. Sa sút trí tuệ, Alzheimer

9. Động kinh

10. Tự kỷ

11. Rối loạn tăng động giảm chú ý

12. Parkinson

13. Đau xơ cơ

14. Xơ não tủy rải rác

15. Trạng thái sau stress cấp

Máy kích thích từ trường xuyên sọ đặt tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú ThọMáy kích thích từ trường xuyên sọ đặt tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Ưu điểm khi lựa chọn thực hiện phương pháp kích thích từ trường xuyên sọ

– Không xâm lấn, không gây đau đớn, không cần gây mê

– Quá trình điều trị diễn ra hết sức thoải mái và an toàn

– Không có tác dụng phụ gây đột biến đến hệ thần kinh trung ương

– Được chứng minh đạt hiệu quả điều trị tối ưu ở các bệnh như đau đầu, mất ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu,…

– Giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống…

Theo Đời sống
back to top