Không dùng sâu ban miêu làm thực phẩm

(khoahocdoisong.vn) - Sâu ban miêu là tên chung của nhiều loại sâu có chung đặc tính gây rộp da và phỏng nước, do thành phần chất tiết chứa một chất hóa học có tên là Cantharidin.

Hỏi: Chỗ nhà tôi người ta hay ăn con sâu ban miêu, nhưng nhiều người bị ngộ độc. Xin hỏi chất độc trong con sâu là chất gì?

Trần Quỳnh Anh (Hà Nội)

GS Bùi Công Hiển, Hội Công trùng học Việt Nam: Sâu ban miêu là tên chung của nhiều loại sâu có chung đặc tính gây rộp da và phỏng nước, do thành phần chất tiết chứa một chất hóa học có tên là Cantharidin.

Thực chất là nhiều thứ sâu có cánh cứng, màu xanh lục biếc, dài khoảng 15 - 20mm, ngang 4 - 6mm. Có đầu hình tim, có rãnh dọc ở giữa, râu đen hình sợi. Thân có 11 đốt, giữa đầu và thân có một chỗ thắt lại. Thành phần hóa học gây độc trong sâu ban miêu là Cantharidin.

Thông thường chỉ con đực mới có thể bài tiết Cantharidin và truyền sang con cái vào mùa sinh sản, con cái sẽ sử dụng chất tiết chứa Cantharidin bọc bên ngoài trứng có tác dụng bảo vệ trứng bằng cách nếu trứng của chúng bị các loại động vật khác dùng làm thức ăn sẽ gây độc cho các loài động vật đó.

Theo Đời sống
Con buồn bã đừng chủ quan với trầm cảm ở trẻ

Đừng chủ quan với trầm cảm ở trẻ

Trẻ bị trầm cảm không chỉ ảnh hướng đến tâm trạng mà còn tác động đến sức khỏe thể chất, chất lượng cuộc sống, học tập và các mối quan hệ xã hội. Các triệu chứng trầm cảm của trẻ em và người lớn không có nhiều khác biệt.
Vì sao bạn hay đau họng sau khi ngủ dậy?

Vì sao bạn hay đau họng sau khi ngủ dậy?

Đau họng, rát họng, khó nuốt vào buổi sáng là chứng bệnh phổ biến đặc biệt hay gặp vào mùa mưa hoặc khi thay đổi thời tiết. Nhiều nguyên nhân gây đau họng vào buổi sáng sẽ khiến bạn không thể ngờ tới.
Nhiều trẻ nhiễm xoắn khuẩn Leptospira do chuột cắn

Nhiều trẻ nhiễm xoắn khuẩn từ chuột

Trong 1 tháng, khoa Nhi - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiếp nhận hai bệnh nhi nhiễm khuẩn nặng do Leptospira cho thấy sự nguy hiểm và những dấu hiệu cần cảnh giác với bệnh nhiễm Leptospira ở trẻ em.
back to top