Dưới lòng hồ Ohrid - một trong những hồ sâu và lâu đời nhất châu Âu, nằm giữa Cộng hòa Macedonia và Albania - nhà khoa học đã phát hiện một khu định cư cổ có thể đã tồn tại cách đây 8.000 năm. Đây được cho là ngôi làng lâu đời nhất ở châu Âu được biết đến nay. |
Sau khi sử dụng phương pháp niên đại bằng carbon phóng xạ, ngôi làng được xác định có niên đại từ khoảng 6000 đến 5800 TCN. |
Những ngôi nhà sàn trong ngôi làng này được xây dựng trên mặt hồ Ohrid hoặc trong các vùng thường xuyên bị ngập do nước dâng. |
Điều đặc biệt ở ngôi làng này là sự tồn tại của một hệ thống pháo đài phòng thủ được xây dựng từ hàng nghìn tấm ván có gắn chông nhọn. Có khoảng 100.000 chiếc chông đã được cắm xuống đáy hồ gần làng. |
Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu tại sao cư dân ngôi làng cổ này cần xây dựng các công sự phòng thủ phức tạp như vậy và đang tìm kiếm câu trả lời cho điều này. |
Các nhà khảo cổ học đã tiến hành các cuộc khai quật và phân tích các mảnh gỗ hóa thạch dưới đáy hồ. Những mảnh gỗ này giúp họ tái tạo lại cuộc sống hàng ngày của cư dân ngôi làng cổ, cung cấp thông tin về điều kiện khí hậu và môi trường thời kỳ này. |
Các nhà nghiên cứu ước tính cần thêm khoảng 20 năm nữa để hoàn tất việc khám phá và nghiên cứu đầy đủ ngôi làng cổ này và đưa ra các kết luận cuối cùng. |
Có thể thấy ngôi làng cổ dưới lòng hồ Ohrid là một kho báu kiến thức quý giá cho ngành khảo cổ học, giúp hiểu rõ hơn về cuộc sống và văn hóa của cư dân thời tiền sử ở khu vực này và có tầm quan trọng đối với cả Tây Nam châu Âu. |
|
Mời quý độc giả xem thêm video: Hồ nước có cấu tạo lạ khiến người mắc “hội chứng sợ lỗ” rùng mình.