Khi nào thì nên dùng khẩu trang khi đi đường?

i với bụi PM2.5 gây tổn thương phế nang thì cần đeo khẩu trang N95. Đây là khẩu trang y tế có cấu tạo đặc biệt vừa phòng bệnh lây qua đường hô hấp vừa ngăn ngừa bụi nhỏ.

Anh Trần Đình Chiến (Hà Đông) ngày nào cũng đi hàng chục cây số để làm việc. Công việc của anh là phát triển thị trường nên Đông Anh, Gia Lâm, Hòa Lạc, phố cổ Hà Nội anh đều đi. Chiếc xe máy như người bạn thân của anh đưa anh đi từ tối đến sáng.

Vì làm ở ngoài đường nhiều nên sáng nào vợ anh cũng đưa cho anh chiếc khẩu trang mới, anh cầm theo nhưng ít khi dùng, chỉ khi nào bụi mù mịt anh mới dùng vì theo anh, đeo khẩu trang bí, khó thở, lên xuống xe cách rách. Cuối tuần vợ anh lục túi để giặt thì thấy có rất nhiều khẩu trang chưa dùng tới. Anh cười trừ bảo: cất cho mới.

TS. Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, hiện nay ô nhiễm giao thông đô thị chiếm tới 60-70% và Hà Nội là một trong những nước châu Á có nhiều bụi PM2.5, PM10. Bụi PM2.5 là bụi có kích thước nhỏ- siêu bụi có thể bay xa hàng trăm km. Xung quanh Hà Nội có nhiều thành phố công nghiệp Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Ninh Bình…

Việc khai thác than, sản xuất xi măng kết hợp gió mùa đông bắc, gió đông nam tùy từng mùa nên dù Hà Nội ít phương tiện giao thông hơn TP. HCM nhưng ô nhiễm của Hà Nội lớn hơn TP HCM. Bụi PM10 (bụi lớn) thường gây tổn thương hô hấp giữa nên người tham gia giao thông nhiều phải đeo khẩu trang để phòng tránh bệnh.

Đối với bụi PM2.5 gây tổn thương phế nang thì cần đeo khẩu trang N95. Đây là khẩu trang y tế có cấu tạo đặc biệt vừa phòng bệnh lây qua đường hô hấp vừa ngăn ngừa bụi nhỏ. Loại khẩu trang này khi dùng khá bí, vì vậy, khi đi ra đường, tốt nhất tránh giờ cao điểm, đeo khẩu trang vải nhưng nên thay thường xuyên nếu phải đeo nhiều.

PT ghi

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top