Khỉ đuôi dài ở Côn Đảo bị bắt trái phép: Loài quý hiếm sao?

Mới đây, kiểm lâm Vườn quốc gia Côn Đảo đã phát hiện và ngăn chặn một vụ vận chuyển trái phép 17 con khỉ đuôi dài, trong đó có 10 con đã chết.
Khi duoi dai o Con Dao bi bat trai phep: Loai sap tuyet chung
Nguyễn Minh Phong, người vận chuyển số khỉ này từ rừng ra bờ biển, đã bị bắt giữ. Khỉ đuôi dài thuộc loài quý hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng và bị cấm khai thác thương mại. Phong khai rằng mình được thuê mà không rõ nguồn gốc số khỉ này. Cơ quan chức năng đã lập biên bản và tiếp tục điều tra. (Ảnh: KL)
Khi duoi dai o Con Dao bi bat trai phep: Loai sap tuyet chung-Hinh-2
Khỉ đuôi dài có tên khoa học là Macaca fascicularis, thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm (Nghị định 84/2021/NĐ-CP).(Ảnh: iNaturalist)
Khi duoi dai o Con Dao bi bat trai phep: Loai sap tuyet chung-Hinh-3
Khỉ đuôi dài có đuôi dài gần bằng hoặc hơn chiều dài cơ thể. Chúng là loài có đuôi dài nhất. (Ảnh: CABI Digital Library)
Khi duoi dai o Con Dao bi bat trai phep: Loai sap tuyet chung-Hinh-4
Thức ăn chủ yếu là quả, hạt, nõn cây, lá và động vật như côn trùng, ếch, nhái, cua… Chúng hoạt động vào ban ngày và trên cây. (Ảnh: Yayasan Konservasi Pesisir Indonesia)
Khi duoi dai o Con Dao bi bat trai phep: Loai sap tuyet chung-Hinh-5
Loài này bơi rất giỏi và thường nhảy xuống nước từ cành cây. (Ảnh: Freepik)
Khi duoi dai o Con Dao bi bat trai phep: Loai sap tuyet chung-Hinh-6
Khỉ đuôi dài sống thành đàn từ 10-100 con. Trung bình 1 con đực sẽ có 2,5 con cái. (Ảnh: Jungle Sumatra)
Khi duoi dai o Con Dao bi bat trai phep: Loai sap tuyet chung-Hinh-7
Điểm đặc biệt đứng đầu đàn là khỉ chúa, với dáng vẻ oai phong. Đồng thời, khỉ chúa chỉ “cưng nhất” một chú khỉ con nào đó. Và chú khỉ con ấy sẽ được xem là “thái tử” kế vị ngôi sau này. (Ảnh: Wikipedia)
Khi duoi dai o Con Dao bi bat trai phep: Loai sap tuyet chung-Hinh-8
Thường thì đám khỉ đực chỉ dám “giành ngôi” khi khỉ chúa già hoặc bệnh tật. Còn không thì chúng phải di tản sang địa bàn khác, hoặc lẩn tránh khi khỉ chúa xuất hiện. (Ảnh: Ecology Asia)

Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cá chỉ Việt Nam có, vào Sách đỏ vì săn bắt bất chấp.

Theo Đời sống
back to top