|
Trong cuộc khai quật tại Dahshur - một địa điểm khảo cổ có các kim tự tháp hoàng gia và một nghĩa địa rộng lớn, cách thủ đô Cairo khoảng 33 km về phía nam, các chuyên gia đã có phát hiện quan trọng tại ngôi mộ cổ Ai Cập 4.300 tuổi. |
|
Cụ thể, Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập cho biết đó là một ngôi mộ gạch bùn và được gọi là mastaba. Loại mộ này có cấu trúc hình chữ nhật có mái bằng và các cạnh dốc. Công trình được xây bằng gạch bùn lấy từ sông Nile. |
|
Khi tiến vào bên trong mộ cổ, các chuyên gia vô cùng bất ngờ và ấn tượng trước những bức tranh tường đầy màu sắc. Thông qua nghiên cứu "bảo vật" trường tồn với thời gian này, họ đã giải mã được bí mật quan trọng. |
|
Trong đó, những dòng chữ tượng hình tìm thấy trên bức tường của mộ cổ cho thấy đây là nơi chôn chất của một cặp vợ chồng là Seneb-Neb-Af và vợ ông là Idet. |
|
Khi còn sống, Seneb-Neb-Af là người nắm giữ nhiều chức vụ hành chính khác nhau trong cung điện (khentiu-she) và vợ của ông - Idut là nữ tư tế của nữ thần Hathor. |
|
Stephan Seidlmayer là nhà khảo cổ học của Viện Khảo cổ học Đức và là người chỉ đạo cuộc khai quật tại địa điểm này cho hay, Seneb-Neb-Af có thể làm nhiệm vụ quản lý, quyết định ai sẽ được phép sống và làm việc ở cung điện. Ông có khả năng chịu trách nhiệm quản lý quỹ cho cộng đồng. |
|
Vợ chồng Seneb-Neb-Af có thể sống vào cuối Vương triều thứ năm hoặc đầu Vương triều thứ sáu (tức khoảng 4.300 năm trước). Vào thời điểm này, các kim tự tháp vẫn được xây dựng ở Ai Cập nhưng có kích thước nhỏ hơn các công trình tương tự được xây vào Vương triều thứ tư ở những địa điểm như Giza. |
|
Thêm nữa, các bức tranh tường bên trong mộ cổ khắc họa những cảnh sinh hoạt đời thường bao gồm: người dân dùng lừa xay ngũ cốc, tàu thuyền di chuyển trên sông Nile, khung cảnh sầm uất tại một khu chợ, những người phục vụ mang các vật phẩm dâng lên những bậc tôn quý. |
|
Theo nhóm chuyên gia, hầm chôn cất tại ngôi mộ này vẫn chưa được khai quật. Vì vậy, họ hy vọng sẽ có thể tìm thấy thi hài của vợ chồng Seneb-Neb-Af trong cuộc khai quật sắp tới. |
Mời độc giả xem video: Chiếc chén pha lê trong mộ cổ 1.000 năm: “Xuyên không” là có thật?