Khắc phục vị kim loại trong miệng hậu Covid-19

Đi cùng với cảm giác miệng có vị như kim loại là sự thay đổi của vị giác. F0 sẽ mất các vị cơ bản như mặn, ngọt, chua, cay, đắng hoặc cảm thấy thực phẩm có vị chua, thối…Mất và rối loạn vị giác khiến người bệnh sụt cân, suy giảm sức đề kháng nên cần khắc phục.

Theo Trung tâm Hậu Covid-19 của Mỹ, một số F0 gặp phải tình trạng miệng có vị như những đồng xu đang ở trong miệng. Chứng rối loạn vị giác hậu Covid-19 có xu hướng kéo dài hơn những triệu chứng khác.

Đi cùng với cảm giác miệng có vị như kim loại là sự thay đổi của vị giác. F0 sẽ mất các vị cơ bản như mặn, ngọt, chua, cay, đắng hoặc cảm thấy thực phẩm có vị chua, thối…

Người khỏi Covid-19 thường diễn tả ăn gì cũng thấy nhạt, miệng ngai ngái mùi kim loại. Một số ít có rối loạn cảm giác của lưỡi (cảm giác tê, châm chích ở lưỡi). Trong thời gian hồi phục, cảm giác về vị trở lại không đồng đều, một số vị trở lại sớm hơn (ví dụ ngọt, mặn).

vi-kim-loai-trong-mieng.jpg
Khắc phục vị kim loại trong miệng hậu Covid-19

Những người bị tình trạng này cũng dễ mắc thêm hội chứng miệng bỏng rát với triệu chứng điển hình là cảm giác nóng rát gây đau trong miệng.

Thông thường, cảm giác vị kim loại trong miệng sẽ tự khỏi. Song, với người từng bị Covid-19, tình trạng này có thể tồn tại trong vài tuần, thậm chí vài tháng.

Vị giác là một trong những phần quan trọng của 5 giác quan. Vị giác sẽ liên quan một số chức năng thần kinh. Nhiều nguyên nhân có thể gây vị kim loại trong miệng. Với người mắc Covid-19, virus làm hỏng các tế bào ở vòm mũi. Kết quả là các tế bào hỗ trợ bị nhiễm trùng, khiến chúng ta mất mùi, vị kéo dài hơn so với cảm lạnh thông thường.

Một số loại thuốc như kháng sinh hoặc vaccine cũng có thể khiến bạn có vị kim loại trong miệng. Khoảng hơn 300 loại thuốc có thể khiến miệng có vị kim loại.

Với một số người, vị kim loại là kết quả của việc hấp thụ kẽm khi sử dụng thuốc. Mức kẽm thấp cũng có thể gây ra hiện tượng này. Số khác không tìm ra nguyên nhân.

Ngoài ra, một số nguyên nhân gây ra tình trạng này như thay đổi sản xuất nước bọt vì thuốc; thay đổi chức năng tế bào bình thường; tổn thương thần kinh; nhiễm trùng...

Theo Trung tâm Hậu Covid-19 của Mỹ, với nguyên nhân liên quan nhiễm virus, bác sĩ khuyến cáo F0 nên ngửi các sản phẩm, thực phẩm có hương chanh, đinh hương trong 20 giây, tần suất 2 lần/ngày trong ít nhất 3 tháng. Cách này nhằm huấn luyện khứu giác, giúp chúng nhanh chóng lấy lại chức năng vốn có.

Ngoài ra, nếu thuốc kháng sinh hay bất kỳ loại nào khác khiến bạn cảm giác có vị kim loại trong miệng khi uống, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để thay đổi hoặc ngừng thuốc.

Theo Trung tâm Chăm sóc Hậu Covid-19 của Dịch vụ Y tế Công cộng Anh (NHS), thay đổi lối sống cũng là cách giúp cải thiện tình trạng này. Các chuyên gia khuyến cáo F0 nên giữ miệng sạch sẽ, khỏe mạnh bằng cách đánh răng hai lần vào sáng, tối, súc miệng nếu cảm thấy khô hoặc khó chịu, tránh các loại nước súc miệng có cồn.

Ăn thức ăn lạnh cũng giúp giảm vị kim loại trong miệng. Trong khi đó, nhai kẹo cao su không đường giúp trung hòa axit, giảm chua miệng.

Protein tốt rất quan trọng để phục hồi sức khỏe hậu Covid-19, tuy nhiên, một số thực phẩm giàu protein có thể gây vị đắng hoặc tựa như kim loại. Bạn hãy thử chế biến bằng cách sốt cà chua, rim chua ngọt để cải thiện hương vị. Bệnh nhân cũng nên ăn đa dạng protein như thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, trứng, phô mai, đậu...

Các loại thảo mộc, nước sốt táo, bạc hà, nam việt quất, mù tạt và dưa chua, gia vị cũng góp phần cải thiện hương vị cho món ăn, giúp bạn ăn ngon miệng hơn.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top