<div> <p>Nồng độ PM2.5 trung bình năm 2020 của Hà Nội đã giảm 19% so với năm 2019, nhưng vẫn cao gấp gần 4 lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về mức trung bình theo năm, theo báo cáo của IQAir, công ty công nghệ và thông tin chất lượng không khí.</p> <p>Thủ đô của Việt Nam đứng thứ 12 trong 92 thủ đô các nước về mức ô nhiễm không khí năm 2020, với nồng độ PM2.5 trung bình là 37,9 microgram/m3. PM2.5 là những chất dạng hạt đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet, đặc biệt gây hại cho sức khỏe vì có thể đi sâu vào phổi và hệ tim mạch.</p> <p>Nếu so với cả các thành phố không phải thủ đô, Hà Nội đứng thứ 8 trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, Bến Cát, một thị xã thuộc tỉnh Bình Dương, cũng nằm trong nhóm các nơi ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á, đứng ở vị trí thứ 11.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="o nhiem khong khi ha noi anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/17/znews-photo-zadn-vn_capture_sea_cities.jpg" title="ô nhiễm không khí hà nội ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất (trái) và sạch nhất (phải) trong khu vực Đông Nam Á năm 2020. Đồ họa: <em>World Air Quality Report 2020.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <h3><strong>Mức PM2.5 của Việt Nam giảm so với 2019</strong></h3> <p>Nếu tính trung bình các số liệu từ Việt Nam, mức ô nhiễm đã giảm 18% so với năm 2019, theo báo cáo <em>World Air Quality Report 2020</em>. Báo cáo được IQAir công bố ngày 16/3.</p> <p>“Các biện pháp giảm sự lây lan của SARS-CoV-2, bao gồm cách ly tập trung, cách ly toàn xã hội kéo dài một tháng, giới hạn tụ tập và đi lại, đã đóng góp 8% vào mức giảm PM2.5 của năm 2020, theo một phân tích tách biệt được tác động của thời tiết ở Hà Nội”, báo cáo của IQAir viết. “Các điều kiện khí tượng thuận lợi giải thích cho mức giảm 10% còn lại so với năm 2019 (ở Việt Nam)”.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="o nhiem khong khi ha noi anh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/17/znews-photo-zadn-vn_capture_vn_cities_trending_down.jpg" title="ô nhiễm không khí hà nội ảnh 2" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Nồng độ PM2.5 của các thành phố lớn của Việt Nam đều giảm trong năm đại dịch. Đồ họa: <em>World Air Quality Report 2020.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Phần nói về Việt Nam của báo cáo 2020 có dữ liệu về hai nơi chưa được ghi nhận trong báo cáo năm 2019, là thị xã Bến Cát (tỉnh Bình Dương) và thành phố Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh).</p> <p>Với mức PM2.5 trung bình lần lượt là 36,4 microgram/m3 và 33,4 microgram/m3, Bến Cát và Hà Tĩnh có mức ô nhiễm không khí gần bằng Hà Nội.</p> <p>Con số của ba nơi này cao hơn hẳn so với ba nơi còn lại của Việt Nam được nêu trong báo cáo, theo thứ tự là Huế (trung bình 24,2 microgram/m3), TP.HCM (22 microgram/m3), và Đà Nẵng (14,8 microgram/m3).</p> <p>Báo cáo cho biết số trạm đo chất lượng không khí của Việt Nam tăng gần gấp đôi, từ 54 trạm ở 4 thành phố (năm 2019) lên 90 trạm ở 24 thành phố (năm 2020). Trong đó có mạng lưới theo dõi chất lượng không khí của các cơ quan chính phủ (67 trạm) lẫn tổ chức phi chính phủ (51 trạm).</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="o nhiem khong khi ha noi anh 3" src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/17/znews-photo-zadn-vn_capture_capital_city_only.jpg" title="ô nhiễm không khí hà nội ảnh 3" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Mức ô nhiễm trung bình năm của Hà Nội năm 2020 đứng thứ 12 trong số các thủ đô, Bắc Kinh đứng thứ 14. Đồ họa: <em>World Air Quality Report 2020.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>“Có 118 trạm đã báo cáo dữ liệu trong năm nay. Số trạm đang hoạt động là 90 trạm”, đại diện của IQAir nói với <em>Zing</em>.</p> <p>Trong báo cáo năm 2019, IQAir cũng đánh giá cao việc có nhiều cảm biến đo nồng độ bụi PM2.5 được các cá nhân, tổ chức ở Việt Nam lắp đặt trong năm 2019, khiến số lượng máy đo PM2.5 trên cả nước “tăng gấp ba lần”.</p> <p>Dù vậy, báo cáo nhận định dữ liệu ô nhiễm không khí ở Việt Nam vẫn còn thiếu, nhất là ở vùng nông thôn.</p> <p>“Dù hệ thống theo dõi chất lượng không khí được cải thiện và nhận thức được nâng cao, hầu hết thành phố vẫn thiếu dữ liệu thời gian thực và công khai”, báo cáo viết. “Ở các vùng nông thôn, tác động của việc đốt rơm và các sinh khối khác để đun nấu đa phần chưa được giảm thiểu”.</p> <h3><strong>Ô nhiễm không khí toàn cầu cũng giảm</strong></h3> <p>Nếu tính tỷ lệ số ngày trong năm mà mức ô nhiễm không khí vượt quá tiêu chuẩn “theo ngày” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 25 microgram/m3, Bến Cát, Hà Tĩnh và Hà Nội đều có tỷ lệ cao, lần lượt là 77%, 55,2% và 69,4%.</p> <p>Ba thành phố còn lại có tỷ lệ số ngày vượt tiêu chuẩn thấp hơn: Huế (37,2%), TP.HCM (34,4%) và Đà Nẵng (6,6%).</p> <p>Xét theo tháng, các thành phố trên đa phần có mức PM2.5 cao hơn vào các tháng mùa đông, chẳng hạn các tháng 11, 12, 1, 2 - điều này cũng được ghi nhận trong các báo cáo chất lượng không khí trước đây.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="o nhiem khong khi ha noi anh 4" src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/17/znews-photo-zadn-vn_capture_theo_thang.jpg" title="ô nhiễm không khí hà nội ảnh 4" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Mức ô nhiễm không khí cao nhất ở Việt Nam được ghi nhận vào các tháng mùa đông. Đồ họa: <em>World Air Quality Report 2020.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Trong xếp hạng các thủ đô ô nhiễm nhất thế giới, Delhi (Ấn Độ) và Dhaka (Bangladesh) đứng thứ nhất và thứ hai trong ít nhất ba năm liên tiếp, với mức PM2.5 năm 2020 gấp đôi Hà Nội. 22 trong số 30 thành phố ô nhiễm nhất thế giới là ở Ấn Độ.</p> <p>Không chỉ Hà Nội hay Việt Nam, 84% số quốc gia được theo dõi trong báo cáo của IQAir, và 65% số thành phố, cũng ghi nhận chất lượng không khí được cải thiện, do tác động của các biện pháp chống dịch Covid-19.</p> <p>Chẳng hạn, mức ô nhiễm ở Bắc Kinh giảm 11%, Chicago giảm 13%, Delhi giảm 15%, London 16%, Paris 17% và Seoul 16%.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="o nhiem khong khi ha noi anh 5" src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/17/znews-photo-zadn-vn_viet_hung_ngo_300_duong_nguyen_xien_sang_2_104_zing.jpg" title="ô nhiễm không khí hà nội ảnh 5" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Khói bụi tại đường Nguyễn Xiển, Hà Nội sáng 2/10/2019. Đợt ô nhiễm không khí kỷ lục tại Hà Nội tháng 10/2019 đã làm dấy lên tranh luận rộng rãi về chủ đề này. Ảnh: <em>Việt Hùng.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Biến đổi khí hậu tiếp tục tác động tới chất lượng không khí. Năm 2020 bằng với kỷ lục năm 2016 là năm nóng nhất được ghi nhận. Cháy rừng và bão cát - những thiên tai mà hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể đang làm trầm trọng hơn - dẫn đến mức ô nhiễm cao ở bang California (Mỹ), Nam Mỹ, Australia hay Serbia, theo báo cáo.</p> <p>“Năm 2020, ô nhiễm không khí đã giảm một cách bất ngờ. Năm 2021, chúng ta nhiều khả năng sẽ thấy ô nhiễm không khí tăng trở lại do hoạt động con người”, Frank Hammes, CEO của IQAir, nói trong một thông cáo.</p> <p><strong>“Đô thị hóa nhanh chóng và tăng trưởng kinh tế sẽ đóng góp vào nồng độ PM2.5 trong không khí. Nếu không có thêm chính sách can thiệp, nồng độ PM2.5 ở các thành phố ở Việt Nam có thể tăng khoảng 20-30% vào năm 2030”, báo cáo của IQAir viết, dẫn lại kết quả một nghiên cứu năm 2018.</strong></p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="o nhiem khong khi ha noi anh 6" src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/17/znews-photo-zadn-vn_duy_hieu3_zing.jpg" title="ô nhiễm không khí hà nội ảnh 6" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Người đi bộ tập thể dục phải đeo khẩu trang sáng 1/10 ở Hồ Tây. Ảnh: <em>Duy Hiệu.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Một nghiên cứu năm 2018 của Đại học Kinh tế Quốc dân chỉ ra ô nhiễm không khí khiến khoảng 50.000 người Việt Nam tử vong mỗi năm.</p> <p>Công ty IQAir thu thập dữ liệu từ các trạm đo trên mặt đất, đo nồng độ bụi siêu mịn PM2.5.</p> <table class="article"> <tbody> <tr> <td> </td> </tr> </tbody> </table> <table class="article"> <tbody> <tr> <td> </td> </tr> </tbody> </table> <div class="z-widget-corona"> <div class="z-corona-header"> </div> </div> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
IQAir: Ô nhiễm không khí Hà Nội vượt Bắc Kinh năm thứ hai liên tiếp
Nồng độ bụi mịn PM2.5 trung bình năm 2020 của Hà Nội tiếp tục vượt trên Bắc Kinh, theo một báo cáo chất lượng không khí toàn cầu.
Mức hưởng trợ cấp mới của quân nhân phục viên, xuất ngũ
Công ty Môi trường đô thị Hải Dương: Khai sai, thiếu thuế!
Hải Dương: Cụm Công nghiệp Phú Thứ xả thải… ô nhiễm bủa vây khu dân cư
Yêu cầu dừng hoạt động “lò” giết mổ gia súc không phép, ô nhiễm
Hơn 2.600 học sinh phải nghỉ học vì lũ ngập trường tại Đồng Nai
“Lò” giết mổ gia súc không phép, ô nhiễm: Chủ cơ sở nói gì?
Chủ “lò” giết mổ gia súc không phép cho biết, trước đây ông kinh doanh "lò" mổ ở xã Tân Phú và mới chuyển sang bên đất Đại Thành. Địa điểm giết mổ mới này chỉ dựng tạm để con trai làm.
Mỏ cát sỏi Đồng Tâm bị phạt 420 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường
Công ty TNHH Khoáng sản và Đá tự nhiên Việt Nam bị phạt do xả nước thải sản xuất có chứa các chất vượt quy chuẩn kỹ thuật gần 6 lần.
“Lò” giết mổ gia súc không phép, ô nhiễm ở Hà Nội
Hoạt động không phép, không đảm bảo vệ sinh thú y, nguy cơ lây lan dịch bệnh, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, có dấu hiệu ô nhiễm môi trường nhưng cơ sở giết mổ gia súc này vẫn ngang nhiên tồn tại khiến người dân bức xúc.
Diện tích đề xuất thăm dò vàng gốc của Cty Vàng Phước Sơn chồng lấn 7.89ha
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi Cục Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đối với diện tích tại khu vực thăm dò vàng gốc ở huyện Phước Sơn của Công ty Vàng Phước Sơn .
Vi phạm xử lý chất thải, Công ty TNHH GREENWOOD bị phạt 140 triệu đồng
Công ty TNHH GREENWOOD vừa bị UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt 140 triệu đồng vì hành vi phạm không vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải theo quy định.
Siêu thị GO Quảng Ngãi xả thải gây ô nhiễm môi trường
Xả nước thải có nhiều thông số vượt quy chuẩn cho phép; không thực hiện giám sát môi trường nước thải theo đúng quy định... Trung tâm thương mại và siêu thị Hùng Cường Big C (siêu thị GO Quảng Ngãi) bị xử phạt 215 triệu đồng.
Đà Nẵng: Đổ chất thải không đúng nơi quy định một người bị khởi tố
Để tiết kiệm chi phí, B.M.T không đưa xà bần, giá hạ từ các công trình về điểm tập kết tại Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn mà chở về đổ trái phép tại bãi đất cuối đường Nguyễn Bá Phát.
Cần nhân rộng mô hình bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật
Tại không ít chỗ ven kênh mương khu vực trồng hoa tại làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), các loại túi, chai lọ đựng thuốc bảo vệ cây trồng dồn tụ, ứ đọng cả đống.
Chất lượng không khí ở mức rất có hại tại Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm không khí đã quay trở lại Hà Nội làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân khi hàng loạt các điểm đo cảnh báo nguy hại.
Đắk Lắk: Xe chở khoáng sản băm nát đường, có dậu hiệu gây ô nhiễm
Mỗi ngày có hàng chục lượt xe tải ben chở cát có tải trọng lớn, có dấu hiệu quá tải chạy bất kể ngày đêm trên tuyến đường liên thôn thuộc xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.
Không có giấy phép môi trường, HT Solar Việt Nam bị xử phạt 320 triệu đồng
UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành các quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH HT Solar Việt Nam do không có giấy phép môi trường theo quy định.