Hơn 108.000 F0 tại TP.HCM đang điều trị tại nhà

Theo Sở Y tế TP.HCM, 108.955 người có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 đang được theo dõi, cách ly và điều trị tại nhà dưới sự giám sát của cơ quan y tế.

Cập nhật của Sở Y tế TP.HCM tính đến ngày 3/9, toàn thành phố có 108.955 F0 điều trị tại nhà. Trong đó, số F0 đang cách ly, theo dõi tại nhà là 82.914 trường hợp. 26.041 trường hợp còn lại là những bệnh nhân Covid-19 sau xuất viện về và tiếp tục theo dõi tại nhà.

Số trường hợp F0 tại khu cách ly tập trung quận, huyện là 23.379 người. Ngoài ra, thành phố có 20.975 người thuộc trường hợp F1 được cách ly tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Số lượng F0 mới được ghi nhận tại TP.HCM từ 23/8
Theo công bố của Bộ Y tế
Nhãn 23/8 24/8 25/8 26/8 27/8 28/8 29/8 30/8 31/8 1/9 2/9 3/9
F0 trong ngày người 4251 4627 5294 3934 5383 5383 4957 6889 5444 5368 5963 8499

Từ ngày 23/8 đến nay, số lượng F0 tăng nhanh tại TP.HCM. Nguyên nhân của điều này là thành phố đang triển khai kế hoạch xét nghiệm diện rộng cho người dân tại vùng đỏ, vùng cam để bóch tách F0 ra khỏi cộng đồng.

Những trường hợp test nhanh âm tính được chăm sóc y tế, cơ quan y tế chỉ định biện pháp theo tại nhà với túi thuốc hoặc chuyển đến bệnh viện để được điều trị.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ, khi thành phố tăng cường xét nghiệm, số lượng F0 trong cộng đồng tăng cao là điều dễ hiểu.

“Chúng ta không nên quá hoang mang với số lượng F0 mới phát hiện. Dịch đang ở cộng đồng, không phải khu cách ly. Nếu để sót khoảng 50% số lượng F0 mới phát hiện, chỉ 1-2 ngày sau, con số lây nhiễm có lẽ rất lớn. Do đó, người dân không nên hoang mang với con số này”, ông nói.

Trong thời gian từ ngày 27/4 đến nay, 1.606.268 mẫu đã được lấy với 5.742.974 người được lấy mẫu (tại các khu cách ly, khu phong tỏa, các tòa nhà, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao...).

Tổng số mẫu chưa có kết quả là 7.652. Thành phố cũng sử dụng 6.614.664 test nhanh kháng nguyên để phát hiện sớm F0.

TP.HCM đang thực hiện kế hoạch số 2715 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết số 86 của Chính phủ (từ ngày 15/8/2021 đến ngày 15/9/2021).

Các biện pháp bao gồm giãn cách xã hội, tổ chức thực hiện xét nghiệm, thu nhận và điều trị bệnh nhân Covid-19, tiêm vaccine, đảm bảo nguồn nhân lực chống dịch và các biện pháp khác.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến 18h ngày 3/9, TP.HCM ghi nhận thêm 8.499 F0 mới sau 24 giờ. Tổng số bệnh nhân đang điều trị là 41.470 người, trong số này có 2.915 trẻ em dưới 16 tuổi.

Số bệnh nhân nặng đang thở máy là 2.779 bệnh nhân nặng và 20 người được can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo). Tổng số xuất viện cộng dồn từ đầu năm đến nay là 120.509. Trong ngày 2/9, thành phố ghi nhận 250 trường hợp tử vong, tổng số tử vong cộng dồn từ đầu năm đến nay là 9.974.

Theo zingnews.vn
Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Mỗi năm, ít nhất 1,7 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị nhiễm khuẩn huyết. Ít nhất 350.000 người lớn bị nhiễm khuẩn huyết tử vong trong thời gian nằm viện hoặc chuyển sang chăm sóc cuối đời. Vì vậy, cần biết về bệnh để phòng tránh.
back to top