Hoa ngọc lan chữa viêm phế quản

Theo y học cổ truyền, hoa, lá, rễ ngọc lan có vị đắng, cay, hơi ấm, có tác dụng chống ho làm long đờm, lợi tiểu, làm phấn chấn, trấn kinh, khu phong, kiện vị, giáng áp, giải độc. Dùng chữa các chứng ho, đầy hơi, buồn nôn, sốt, bí tiểu tiện, cao huyết áp…
hoa ngọc lan

Ảnh minh họa

Hoa ngọc lan (trắng) không chỉ tạo vẻ đẹp và hương thơm mà còn là một vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.

Theo các nhà khoa học Trung Quốc, ngọc lan hoa trắng hay ngọc lan ta chứa rất nhiều tinh dầu (0,24%) với 24 thành phần như Me α-metylbutyrat, linalool, metyleugenol…

Lá tươi cũng chứa tinh dầu (0,7%), alkaloid và hợp chất phenol. Vỏ thân và dễ chữa chứa các Alcaloid như ushinsumin, salicifolin, michelabin…nên các bộ phần đều có thể dùng chữa bệnh.

Chữa viêm phế quản, trị ho trừ đờm, lợi tiểu tiện: Hoa ngọc lan 30g, mật ong 40g, cho 2 thứ vào hấp cách thủy trong 20 – 30 phút để ăn.

Hoặc  hải triết 2 mảnh, dưa hồng 1 quả, cà rốt 1 củ, tỏi 5 củ, hoa ngọc lan 15g. Gia vị gồm giấm trắng 1 thìa to, dầu thơm 1 thìa nhỏ, xì dầu 1 thìa, đường 1 thìa. Hải triết bì dùng nước ngâm nhiều lần rồi rửa sạch, khử mùi tanh. Dưa rửa sạch, bỏ đầu, cuống và tua, thái nhỏ như tơ. Cà rốt cạo vỏ ngoài thái nhỏ.

Hoa ngọc lan rửa sạch, bóc cánh rồi thái nhỏ. Cho tất cả các nguyên liệu trên trộn đều với nhau, thêm gia vị sau đó rắc hoa ngọc lan lên trên cho thêm nước vừa đủ rồi sắc như sắc thuốc là được. Bài thuốc này có tác dụng trị ho trừ đờm, lợi tiểu tiện.

Chữa ho đau yết hầu: Dùng 20g hoa ngọc lan đem tẩm mật ong trong 3 ngày rồi sắc uống như trà.

 Chữa viêm xoang: Lấy hoa ngọc lan lúc còn xanh, sấy khô giòn, tán và rây thành bột mịn, đựng vào lọ kín. Khi bị chảy nước mũi, mở lọ ngửi và hít mạnh để bột thuốc bay vào mũi, ngày làm 2 – 3 lần.

Ngoài ra, có thể dùng các bộ phận khác của cây để chữa bệnh như: Lấy lá ngọc lan 30g, lá cây dừa 30g thái nhỏ phơi khô, giun đất đã chế biến 5g dùng sắc uống chữa viêm phế quản mạn tính ở người già.

BS Nguyễn Văn Quang (Hội Nam y Việt Nam)

Theo Đời sống
back to top