Hít thở ra tiếng còi kêu phát hiện dị vật ở cổ họng bé 6 tuổi

Bé trai 6 tuổi (trú tại TP. Uông Bí, Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng khó thở, mạch nhanh, tím tái, phát hiện tiếng thở rít như tiếng còi phát ra từ khí quản.

Dị vật là chiếc còi nhựa được gắp ra thành công. Ảnh Dantri

Dị vật là chiếc còi nhựa được gắp ra thành công. Ảnh Dantri

Theo thông tin, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cho biết, trường hợp hóc dị vật được nội soi thành công.

Người nhà bệnh nhi cho biết, trước đó ở nhà trẻ có ngậm còi nhựa chơi. Khi phát hiện trẻ ho sặc sụa, khi hít thở có tiếng còi, nghi ngờ trẻ hóc, sặc dị vật nên đã đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, kết quả chụp CT lồng ngực cho thấy có dị vật hình ống dài gần 11mm ở vị trí phế quản trung gian bên phải.

Ngay lập tức, các bác sĩ hội chẩn và tiến hành chỉ định nội soi cấp cứu khí phế quản gắp dị vật là chiếc còi nhựa hình trụ, kích thước 5 x 11mm ra khỏi cơ thể bệnh nhi. Sau thủ thuật, sức khỏe trẻ đã ổn định và vừa xuất viện.

Bác sĩ Lê Cảnh Nhật, Khoa Hô hấp - Tim Mạch - Tiêu Hóa - Thần Kinh cho biết, các dị vật với kích thước lớn rơi vào đường thở có thể chèn ép hầu hết khí phế quản, gây khó thở, gây suy hô hấp cấp, thiếu oxy não. Các dị vật kích thước nhỏ khi xâm nhập vào cơ thể và không được phát hiện ra và gắp bỏ có thể gây viêm phổi tái diễn nhiều lần.

Các bác sĩ khuyến cáo: Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị dị vật đường thở, phải nhanh chóng xử trí không để trẻ bị ngạt thở. Nếu trẻ nói được, khóc được, đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được khám và gắp dị vật ra. Nếu trẻ khó thở nặng, tím tái, vật vã, hôn mê, hãy thực hiện ngay thao tác đặt trẻ nằm đầu thấp, sấp trên một tay, tay kia vỗ mạnh vào lưng trẻ tạo áp lực trong lồng ngực để đẩy dị vật ra.

Với trẻ lớn hơn, các bậc phụ huynh ôm lấy ngang bụng trẻ, ép bụng trẻ lại, dị vật vọt ra dễ dàng, sau đó đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top