Hậu COVID-19, doanh nghiệp suy giảm niềm tin

Ngày 13/10, Cục thống kê TP Đà Nẵng đã có báo cáo chuyên đề phân tích kết qủa khảo sát đánh gia tác động của dịch COVID-19 (lần 2) đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn TP Đà Nẵng.

<table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2020/10/14/anh__nyyy.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <figure> <figcaption>Doanh nghiệp ở Đ&agrave; Nẵng gặp kh&oacute; khăn trong tiếp cận vốn. Ảnh: Giang Thanh</figcaption> </figure> <article data-id="1281368">&nbsp;</article> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><b>Ảnh hưởng nặng nề</b></p> <p style="text-align: justify;">Cuộc khảo s&aacute;t đ&aacute;nh gi&aacute; t&aacute;c động của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (lần hai) tại Đ&agrave; Nẵng được thực hiện với 8.300 doanh nghiệp. Qua đ&oacute;, đ&atilde; nhận diện r&otilde; hơn c&aacute;c kh&oacute; khăn của doanh nghiệp khi dịch bệnh b&ugrave;ng ph&aacute;t lần 2; đồng thời, kết quả khảo s&aacute;t cũng phản &aacute;nh kh&aacute; đầy đủ về hiệu quả thực thi c&aacute;c ch&iacute;nh s&aacute;ch hỗ trợ của Ch&iacute;nh phủ, bộ, ng&agrave;nh v&agrave; địa phương đến với cộng đồng doanh nghiệp.</p> <p style="text-align: justify;">Kết quả khảo s&aacute;t cho thấy, khi dịch COVID-19 quay trở lại Đ&agrave; Nẵng lần 2, đ&atilde; c&oacute; 90,6% doanh nghiệp chịu t&aacute;c động ti&ecirc;u cực của đại dịch COVID-19. Doanh nghiệp ngo&agrave;i nh&agrave; nước tiếp tục đối mặt kh&oacute; khăn do dịch bệnh g&acirc;y ra v&agrave; l&agrave; đối tượng chịu t&aacute;c động nặng nhất.</p> <p style="text-align: justify;">Khu vực dịch vụ, được cho l&agrave; trụ đỡ ch&iacute;nh của nền kinh tế th&agrave;nh phố Đ&agrave; Nẵng, với tỷ trọng đ&oacute;ng g&oacute;p v&agrave;o tăng trưởng kinh tế to&agrave;n th&agrave;nh phố mỗi năm tr&ecirc;n 75%. Dịch COVID-19 t&aacute;i b&ugrave;ng ph&aacute;t khiến khu vực n&agrave;y một lần nữa chịu t&aacute;c động nặng nề nhất với gần 91% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng ti&ecirc;u cực&hellip;</p> <p style="text-align: justify;">Cuộc khảo s&aacute;t cho thấy hệ lụy nghi&ecirc;m trọng của l&agrave;n s&oacute;ng dịch thứ 2 l&agrave; hiện tượng cắt giảm lao động đ&atilde; bắt đầu diễn ra tr&ecirc;n diện rộng. C&oacute; 16,9% lao động trong c&aacute;c doanh nghiệp phải tạm nghỉ việc kh&ocirc;ng lương. Trong đ&oacute;, tỷ lệ n&agrave;y cao nhất thuộc về c&aacute;c doanh nghiệp c&oacute; quy m&ocirc; si&ecirc;u nhỏ với 37,3% lao động phải tạm nghỉ việc kh&ocirc;ng lương. Doanh nghiệp ngo&agrave;i nh&agrave; nước c&oacute; tỷ lệ lao động tạm nghỉ việc kh&ocirc;ng lương cao nhất với 20,1%. Khu vực dịch vụ c&oacute; tỷ lệ lao động nghỉ việc kh&ocirc;ng lương cao nhất với 22,6% tập trung ở c&aacute;c ng&agrave;nh như: dịch vụ lưu tr&uacute;, ăn uống; gi&aacute;o dục, đ&agrave;o tạo, nghệ thuật, vui chơi, giải tr&iacute;..</p> <div> <blockquote class="summarize cms-quote"> <p style="text-align: justify;">Kết quả khảo s&aacute;t cũng cho thấy, đ&atilde; c&oacute; sự suy giảm niềm tin của nhiều doanh nghiệp, do họ nh&igrave;n nhận rằng, những ch&iacute;nh s&aacute;ch đ&atilde; ban h&agrave;nh thiếu khả năng để được thực thi, dẫn tới k&eacute;m ph&aacute;t huy hiệu quả. Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia trả lời nhận được hỗ trợ chiếm tỷ lệ kh&aacute; thấp (12,2%).</p> </blockquote> <div style="text-align: justify;"><b style="font-size: 14px;">Kh&oacute; tiếp cận nguồn vốn</b></div> </div> <p style="text-align: justify;">Ngay từ giai đoạn dịch bệnh chưa ảnh hưởng nặng nề như hiện nay, Thủ tướng Ch&iacute;nh phủ đ&atilde; c&oacute; Chỉ thị 11 ng&agrave;y 4/3/2020 về nhiệm vụ, giải ph&aacute;p cấp b&aacute;ch th&aacute;o gỡ kh&oacute; khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh x&atilde; hội ứng ph&oacute; với dịch COVID-19. Theo đ&oacute;, Ch&iacute;nh phủ giao cho Ng&acirc;n h&agrave;ng Nh&agrave; nước Việt Nam chỉ đạo c&aacute;c tổ chức t&iacute;n dụng c&acirc;n đối, đ&aacute;p ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải c&aacute;ch thủ tục h&agrave;nh ch&iacute;nh, r&uacute;t ngắn thời gian x&eacute;t duyệt hồ sơ vay vốn, n&acirc;ng cao khả năng tiếp cận vốn vay của kh&aacute;ch h&agrave;ng; kịp thời &aacute;p dụng c&aacute;c biện ph&aacute;p hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem x&eacute;t miễn giảm l&atilde;i vay, giữ nguy&ecirc;n nh&oacute;m nợ, giảm ph&iacute;... đối với kh&aacute;ch h&agrave;ng gặp kh&oacute; khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 (trước hết l&agrave; g&oacute;i hỗ trợ t&iacute;n dụng khoảng 250 ngh&igrave;n tỷ đồng).</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhi&ecirc;n, kết quả khảo s&aacute;t cho thấy c&oacute; đến 75,1% số doanh nghiệp đ&aacute;nh gi&aacute; gặp kh&oacute; khăn về tiếp cận nguồn vốn do quy tr&igrave;nh, thủ tục vay vốn phức tạp; doanh nghiệp kh&ocirc;ng c&oacute; t&agrave;i sản thế chấp để vay vốn cũng chiếm tỷ lệ kh&aacute; cao (64,7%), đồng thời doanh nghiệp đang c&oacute; dư nợ cũng bị hạn chế tiếp cận nguồn vốn vay của ng&acirc;n h&agrave;ng (56,1%).&nbsp; Vấn đề kh&oacute; khăn trong tiếp cận vốn vay xảy ra ở hầu hết c&aacute;c loại h&igrave;nh doanh nghiệp.</p> <p style="text-align: justify;">Việc dịch bệnh COVID-19 quay trở lại lần 2 v&agrave; t&acirc;m dịch ngay ch&iacute;nh tại th&agrave;nh phố Đ&agrave; Nẵng, c&aacute;c hoạt động kinh tế trong qu&yacute; III năm 2020 dường như đ&oacute;ng băng; nền kinh tế th&agrave;nh phố đang đối mặt với những th&aacute;ch thức mới. Với tinh thần &ldquo;chống dịch như chống giặc&rdquo;, c&aacute;c cấp l&atilde;nh đạo th&agrave;nh phố đ&atilde; khẩn trương triển khai h&agrave;ng loạt c&aacute;c biện ph&aacute;p cấp b&aacute;ch, trong đ&oacute; vấn đề ưu ti&ecirc;n h&agrave;ng đầu l&agrave; bảo vệ sức khỏe nh&acirc;n d&acirc;n, ngăn chặn kh&ocirc;ng để dịch bệnh l&acirc;y lan. C&aacute;c ch&iacute;nh s&aacute;ch hỗ trợ của Ch&iacute;nh phủ, bộ ng&agrave;nh v&agrave; địa phương nhằm tiếp tục được triển khai để th&aacute;o gỡ một phần kh&oacute; khăn, gi&uacute;p người d&acirc;n v&agrave; doanh nghiệp sớm ổn định cuộc sống, phục hồi sản xuất kinh doanh, th&uacute;c đẩy tăng trưởng kinh tế.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhi&ecirc;n, theo kết quả khảo s&aacute;t cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận v&agrave; nhận được c&aacute;c ch&iacute;nh s&aacute;ch hỗ trợ của nh&agrave; nước trong thời gian qua c&ograve;n kh&aacute; thấp so với kỳ vọng của Ch&iacute;nh phủ, bộ, ng&agrave;nh v&agrave; địa phương cũng như mong muốn của ch&iacute;nh cộng đồng doanh nghiệp.</p> <p style="text-align: justify;">Kết quả khảo s&aacute;t cũng cho thấy, đ&atilde; c&oacute; sự suy giảm niềm tin của nhiều doanh nghiệp, do nh&igrave;n nhận rằng, những ch&iacute;nh s&aacute;ch đ&atilde; ban h&agrave;nh thiếu khả năng để được thực thi, dẫn tới k&eacute;m ph&aacute;t huy hiệu quả. Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia trả lời nhận được hỗ trợ kh&aacute; thấp (12,2%).</p> <p style="text-align: justify;">Theo Cục thống k&ecirc; Đ&agrave; Nẵng, c&oacute; nhiều l&yacute; do doanh nghiệp kh&ocirc;ng nhận được hỗ trợ của Nh&agrave; nước. Trong đ&oacute;, c&oacute; đến 33,9% doanh nghiệp tham gia khảo s&aacute;t cho rằng, doanh nghiệp kh&ocirc;ng đ&aacute;p ứng được điều kiện để nhận hỗ trợ của Nh&agrave; nước. C&aacute;c điều kiện cơ bản để doanh nghiệp nhận được hỗ trợ của Nh&agrave; nước theo quy định cụ thể như: Doanh nghiệp c&oacute; từ 20% hoặc từ 30 người lao động trở l&ecirc;n đang tham gia BHXH bắt buộc phải ngừng việc từ 1 th&aacute;ng li&ecirc;n tục trở l&ecirc;n; Đ&atilde; trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động trong từ 1/4 đến 30/6&hellip;</p> <p style="text-align: justify;">Một số doanh nghiệp c&ograve;n tỏ ra thất vọng v&igrave; cho rằng, ch&iacute;nh s&aacute;ch đ&atilde; ban h&agrave;nh kh&oacute; tiếp cận, quy tr&igrave;nh, thủ tục kh&ocirc;ng thuận lợi nếu kh&ocirc;ng muốn n&oacute;i l&agrave; qu&aacute; kh&oacute; khăn. Nhiều doanh nghiệp nhận định c&oacute; những ch&iacute;nh s&aacute;ch hỗ trợ ban h&agrave;nh với điều kiện tiếp cận rất cao, v&ocirc; h&igrave;nh trung tạo ra r&agrave;o cản ngăn doanh nghiệp tiếp cận g&oacute;i hỗ trợ.</p> <p style="text-align: justify;">Điều đ&aacute;ng n&oacute;i l&agrave; c&oacute; đến 33,5% số doanh nghiệp tham gia khảo s&aacute;t trả lời kh&ocirc;ng biết về c&aacute;c ch&iacute;nh s&aacute;ch hỗ trợ của Nh&agrave; nước, tập trung chủ yếu ở loại h&igrave;nh doanh nghiệp ngo&agrave;i Nh&agrave; nước, c&oacute; quy m&ocirc; nhỏ v&agrave; si&ecirc;u nhỏ.</p> <p style="text-align: justify;">&Ocirc;ng Trần Văn Vũ, Cục trưởng Cục Thống k&ecirc; Đ&agrave; Nẵng cho biết, qua kết quả khảo s&aacute;t, mong mỏi lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp Đ&agrave; Nẵng trong l&uacute;c n&agrave;y l&agrave; qu&aacute; tr&igrave;nh ban h&agrave;nh v&agrave; thực thi ch&iacute;nh s&aacute;ch, cơ quan chức năng phải thực sự đặt mục ti&ecirc;u hỗ trợ doanh nghiệp l&ecirc;n h&agrave;ng đầu, ch&iacute;nh s&aacute;ch phải ph&ugrave; hợp thực tế, được thực thi nhanh v&agrave; thuận tiện...</p> <div> <blockquote class="summarize cms-quote"> <p style="text-align: justify;">Cũng cần c&oacute; c&aacute;c chế t&agrave;i mạnh với c&aacute;c kh&acirc;u thực thi đi ngược chủ trương &ldquo;tạo thuận lợi&rdquo; của Ch&iacute;nh phủ cũng được nhiều doanh nghiệp khuyến nghị. G&oacute;i hỗ trợ của Ch&iacute;nh phủ cần hướng tới việc củng cố niềm tin v&agrave; tạo động lực cho doanh nghiệp. Qu&aacute; tr&igrave;nh thực hiện ch&iacute;nh s&aacute;ch phải thực sự đặt mục ti&ecirc;u hỗ trợ doanh nghiệp l&agrave;m ưu ti&ecirc;n h&agrave;ng đầu. B&ecirc;n cạnh đ&oacute;, Ch&iacute;nh phủ cũng&nbsp; cần c&oacute; c&aacute;c quyết s&aacute;ch v&agrave; cơ chế gi&uacute;p ch&iacute;nh s&aacute;ch được ban h&agrave;nh nhanh hơn, thực thi nhanh hơn, minh bạch; đồng thời, thay v&igrave; hỗ trợ doanh nghiệp đ&atilde; kiệt quệ, đổ vỡ, n&ecirc;n hướng tới ch&iacute;nh s&aacute;ch gi&uacute;p doanh nghiệp tiết giảm d&ograve;ng tiền chi ra&hellip;</p> </blockquote> </div> <p class="article-author cms-author" style="text-align: justify;">&nbsp;</p>

Theo www.tienphong.vn
Củ kiệu ở miền Tây trúng giá

Củ kiệu ở miền Tây trúng giá

So với cùng kỳ năm ngoái, giá bán củ kiệu tươi tăng từ 3.000 - 5.000 đồng/kg và tăng 5.000 đồng/kg đối với củ kiệu giống nên đa số người trồng kiệu có lãi cao.
back to top