Hành củ chữa đau tai ở trẻ

(khoahocdoisong.vn) - Hành củ giã nát, bọc vào bông hoặc vải để ở tai trẻ vừa có tác dụng giảm đau vừa có khả năng hút mủ từ trong sâu ra và làm cho tai khô.

Có nhiều em bé, đang chơi vui vẻ bỗng nhiên sốt cao, khóc, khó chịu, quấy cả ngày. Khổ nỗi các cháu bé quá, không biết nói khiến bố mẹ không biết là bệnh gì. 

Trường hợp này, bố mẹ nên để ý đến tai của cháu bé. Dùng tay ấn vào tai, cháu bé đau và khóc to hơn, hoặc khi cháu nằm nghiêng, tai đè lên gối cháu bị đau và tỏ phản ứng khó chịu hơn, nhờ đó có thể biết được bên tai nào đau.

Những hôm đầu có thể cháu bị đau ở tai nhưng chưa chảy nước vì vậy nhiều người, kể cả thầy thuốc cũng không chú ý đến. Vài hôm sau, nếu không điều trị đúng, tai có thể chảy ra chất nước có khi trong như nước, có khi đục như mủ.

Đa số trường hợp này là do khi tắm người mẹ không cẩn thận hoặc  do cháu bé nghịch làm nước bắn vào tai gây nên bệnh. Khi trong tai bị viêm cháu sẽ sốt và rất đau ở bên tai bệnh.

Tây y thường phải sử dụng kháng sinh + thuốc hạ sốt + giảm đau, tuy nhiên thời gian khỏi bệnh cũng phải mất 3 - 4 ngày.

Y học cổ truyền có một phương pháp khá hay: Dùng hành củ khô, lột bỏ vỏ, giã nát, bọc vào trong 1 miếng vải hoặc miếng bông, nhét vào lỗ tai cháu bé, để qua đêm. Miếng thuốc này vừa có tác dụng giảm đau vừa có khả năng hút mủ từ trong sâu ra và làm cho tai khô.

Thường nếu nhét thuốc này vào tối hôm trước thì chỉ ngay sáng hôm sau  cháu bé có thể chơi trở lại, ấn vào tai không thấy đau nữa, và đặc biệt là mủ sẽ khô. Nên nhét thêm 1 lần nữa cho khỏi hẳn.

Bài thuốc này vừa trị bệnh nhanh (1 - 2 ngày) vừa rẻ tiền, dễ kiếm.

Lương y Hoàng Duy Anh (Hội Đông y Đồng Nai)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top