<div> <p style="text-align: justify;">Ngày 23/4, UBND xã Minh Phú (Sóc Sơn, Hà Nội) bắt đầu cưỡng chế một số công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất rừng tại khu Lâm Trường. Khu vực cưỡng chế được phong tỏa. Xe cẩu cỡ lớn cùng hàng chục người được huy động tham gia phá dỡ. Người dân đã tự tháo dỡ một phần công trình và di dời vật dụng, đồ đạc gia đình trước khi chính quyền cưỡng chế.</p> <p style="text-align: justify;">Chính quyền xã thông tin, trong hai ngày 23-24/4 ba công trình vi phạm bị phá dỡ với tổng diện tích hơn 100 m2. Xã Minh Phú lên kế hoạch đến giữa tháng 5 sẽ hoàn thành cưỡng chế 20 công trình.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Công trình vi phạm thứ ba tại khu Lâm Trường, xã Minh Phú (Sóc Sơn) bị cưỡng chế. Ảnh: Võ Hải." src="https://khds.1cdn.vn/2019/04/25/pha-do3-9491-1556121718.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">Công trình vi phạm thứ ba tại khu Lâm Trường, xã Minh Phú (Sóc Sơn) bị cưỡng chế. Ảnh:<em> Võ Hải.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Theo kết luận của thanh tra thành phố (công bố ngày 21/3), hai xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn trong quy hoạch rừng Sóc Sơn có gần 800 công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất lâm nghiệp.</p> <p style="text-align: justify;">Ngày 10/4, phát biểu tại cuộc họp của Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, ông Phạm Xuân Phương, Bí thư huyện Sóc Sơn cho biết, từ đầu tháng 4, huyện đã họp Ban thường vụ và ra nghị quyết giao UBND huyện có kế hoạch xử lý các công trình xây dựng vi phạm trong năm 2017, 2018 cũng như xử lý cán bộ liên quan. Sóc Sơn đã phân loại cán bộ thuộc diện thành phố hoặc huyện quản lý, báo cáo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy xem xét.</p> <p style="text-align: justify;">Cũng tại cuộc họp trên, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết thành phố đang tập hợp việc xử lý công trình vi phạm ở Sóc Sơn và sẽ báo cáo kết quả với lãnh đạo Chính phủ. Ban cán sự Đảng ủy UBND thành phố sẽ họp với Thanh tra Chính phủ để thống nhất theo tinh thần "nội dung Thanh tra chính phủ đã kết luận thì cơ quan chức năng thành phố không kết luận lại mà phối hợp tiếp tục thực hiện".</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Theo kế hoạch, từ ngày 23/4 đến 13/5, chính quyền xã Minh Phú sẽ cưỡng chế 20 trường hợp vi phạm. Ảnh: Võ Hải." src="https://khds.1cdn.vn/2019/04/25/pha-do2-8316-1556121718.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">Một công trình vi phạm ở xã Minh Phú bị phá dỡ. Ảnh: <em>Võ Hải.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Năm 2006, Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm sau khi kiểm tra việc quản lý sử dụng đất rừng tại Lâm trường Sóc Sơn và 9 xã như Minh Phú, Minh Trí, Hiền Ninh, Phù Linh... Tại khu vực rừng phòng hộ, đặc dụng ở Sóc Sơn, cơ quan chức năng thống kê có hơn 650 hộ xây dựng công trình trên đất lâm nghiệp với diện tích 11 hecta. Trong số này, có gần 80 nhà kiên cố, nhà sàn; 26 trường hợp xây dựng theo mô hình trang trại, xưởng sản xuất.</p> <p style="text-align: justify;">Những vi phạm cũ chưa xử lý hết thì trong hơn hai năm (tháng 1/2016 đến tháng 6/2018), qua kiểm tra 28 trường hợp xây dựng ở thôn Minh Tân, xã Minh Trí, nhà chức trách đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính 12 trường hợp "tự ý chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang đất phi nông nghiệp mà không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép"; 16 trường hợp còn lại được chính quyền huyện báo cáo "đã xây dựng từ những năm trước và sử dụng ổn định".</p> <p style="text-align: justify;">Trước thực tế trên, giữa tháng 10/2018, TP Hà Nội tổ chức thanh tra toàn diện việc quản lý sử dụng đất, trật tự xây dựng từ năm 2008 đến nay tại xã Minh Trí và Minh Phú. Chính phủ cũng yêu cầu TP Hà Nội thanh tra việc quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn 8 xã và thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn.</p> <p style="text-align: justify;"> </p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Hà Nội cưỡng chế công trình vi phạm trên đất rừng Sóc Sơn
Một tháng sau khi kết luận thanh tra được công bố, những công trình vi phạm trên đất rừng ở huyện Sóc Sơn bắt đầu bị phá dỡ.
Bị phạt 330 triệu, công ty Golf Trường An vi phạm gì?
Bốc xúc đất đồi trái phép đem san lấp dự án ở Hoà Bình?
Bị phạt hơn 400 triệu đồng, Công ty Cổ phần Trung Đông vi phạm thế nào?
Cty CP Khoa học sản xuất mỏ Bắc Giang vi phạm về khoáng sản, môi trường
Vông ty Đá Hoàng Mai bị Cục thuế Nghệ An xử phạt hơn 700 triệu đồng
Hô biến đất rừng Đồi 76 thành “biệt thự” trái phép ở Quốc Oai-Hà Nội
Diện tích lớn đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, thậm chí đất công do chính quyền quản lý tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội đã bị người dân “xẻ thịt”, xây dựng nhà ở, homestay trái phép.
“Biệt thự” trái phép trên đất rừng Đồi 76 ở Quốc Oai là của ai?
Những thửa đất rừng, đất trồng cây lâu năm trên đồi 76, xã Hoà Thạch, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội bị “xẻ thịt", xây dựng nhà ở, nhà xưởng trái quy định, nhưng chưa được xử lý dứt điểm.
Huế: Công ty Hào Hưng bị phạt hơn nửa tỷ đồng vì gây ô nhiễm
Công ty TNHH Một thành viên Hào Hưng Huế trong quá trình quản lý, vận hành Bến số 3 - Cảng Chân Mây (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc) có hành vi vi phạm về môi trường.
Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam bị phạt 790 triệu... vi phạm gì?
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính 790 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam do những hành vi vi phạm về môi trường.
Vì sao Công ty bao bì Yuzhan bị xử phạt hàng trăm triệu đồng?
Không có giấy phép môi trường theo quy định, Công ty TNHH công nghệ bao bì Yuzhan Việt Nam ( KCN Quế Võ mở rộng) bị UBND tỉnh Bắc Ninh xử phạt 395 triệu đồng.
Công ty hải sản Biển Đông - Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu xả photpho vượt chuẩn
Xả nước thải có chứa tổng photpho vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 3 lần đến dưới 5 lần, Công ty TNHH MTV Dịch vụ khai thác hải sản Biển Đông - Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu bị xử phạt 265 triệu đồng.
Điện lực Hoà Bình nói gì về việc chưa cắt điện xưởng dăm gỗ trái phép?
Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình cho biết, chỉ khi nào khách hàng bị thu hồi giấy phép kinh doanh thì Điện lực mới được chấm dứt hợp đồng mua bán điện với khách hàng.
Sau mưa lớn, nhiều nơi tại Quảng Ngãi bị ngập sâu
Trưa 24/11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi có báo cáo nhanh tình hình ứng phó với mưa lớn xảy ra trên địa bàn.
Khai thác cát trái phép, đối tượng nhảy xuống sông bỏ trốn
Bước đầu đối tượng N. đã thừa nhận hành vi vi phạm, cùng đi với đối tượng N. có 1 đối tượng khác. Khi bị lực lượng chức năng phát hiện, đối tượng này đã lợi dụng tàu neo đậu sát bờ để nhảy xuống sông.
Loạt xưởng dăm gỗ hoạt động trái phép ở Hoà Bình
Các cơ sở chế biến lâm sản, dăm gỗ trái phép tại huyện Tân Lạc, Hoà Bình chủ yếu vi phạm về cho thuê đất trái quy định, sử dụng đất không đúng hợp đồng cho thuê...