Gỗ nhân tạo từ gỗ rừng

(khoahocdoisong.vn) - Nguyên liệu để làm gỗ nhân tạo là gì, có thể dùng loại gỗ rừng thứ cấp để làm gỗ nhân tạo không?

Hỏi: Nguyên liệu để làm gỗ nhân tạo là gì, có thể dùng loại gỗ rừng thứ cấp để làm gỗ nhân tạo không?

Lê Hồng Linh (Hà Nội)

TS Nguyễn Văn Huynh, Viện Vật liệu xây dựng: Gỗ nhân tạo của nước ta còn nhiều nhược điểm chưa được khắc phục như chứa những chất độc hại, dễ biến dạng khi gặp nước, dễ bắt lửa, hay bị mối mọt, nứt tách. Tuy nhiên, nhiều công nghệ mới đã ra đời để khắc phục tình trạng đó. Có người từng làm ván ép từ vỏ cà phê, lá thông khô, vỏ trấu chế tạo sản phẩm gỗ nhân tạo với giá thành thấp.

Thực tế có một công nghệ khá hiệu quả là đưa những loại gỗ rừng có chất lượng kém (nhanh mục, dễ thấm nước, dễ cong vênh...) vào bình áp suất chứa nước, tăng nhiệt độ lên 180 độ C. Nhiệt độ cao khiến nhựa trong thân gỗ được hoá lỏng, làm co giãn sợi xenlulo. Sau đó xả hơi nước đột ngột và đưa dung dịch keo nhựa nhiệt rắn vào bình, nhựa nhiệt rắn ngấm dần vào sợi xelulo, làm cứng gỗ tạo nên sản phẩm chất lượng tương đương các loại gỗ tự nhiên quý.

Theo Đời sống
Hôn trẻ liệu có nguy hiểm?

Hôn trẻ liệu có nguy hiểm?

Hôn là hành động thể hiện tình cảm giúp gắn kết giữa người này với người khác. Tuy nhiên, nụ hôn đôi khi lại là tác nhân gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe con trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Số ca mắc sởi năm 2024 tăng 130 lần

Số ca mắc sởi năm 2024 tăng 130 lần

Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Lương Tâm cho biết, số ca sốt phát ban nghi sởi là 38.364 (tăng hơn 94 lần so với năm 2023); số ca dương tính với sởi là 6.725 ca (tăng hơn 130 lần so với năm 2023).
Vì sao bạn hay đau họng sau khi ngủ dậy?

Vì sao bạn hay đau họng sau khi ngủ dậy?

Đau họng, rát họng, khó nuốt vào buổi sáng là chứng bệnh phổ biến đặc biệt hay gặp vào mùa mưa hoặc khi thay đổi thời tiết. Nhiều nguyên nhân gây đau họng vào buổi sáng sẽ khiến bạn không thể ngờ tới.
Nhiều trẻ nhiễm xoắn khuẩn Leptospira do chuột cắn

Nhiều trẻ nhiễm xoắn khuẩn từ chuột

Trong 1 tháng, khoa Nhi - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiếp nhận hai bệnh nhi nhiễm khuẩn nặng do Leptospira cho thấy sự nguy hiểm và những dấu hiệu cần cảnh giác với bệnh nhiễm Leptospira ở trẻ em.
back to top