Giải “liệt” do gút nhờ thuốc Nam

Bị đau do bệnh gút thường xuyên tới mức không đi đứng được phải chống gậy, có người dìu, ông Nguyễn Quế Vinh (61 tuổi ở Trung Thành, Phổ Yên, Thái Nguyên) phải nghỉ việc ở nhà. Nhờ điều chỉnh chế độ ăn uống, dùng thuốc theo chỉ định, xoa bóp và vận động không ngừng đã hơn 1 năm nay ông không còn bị đau nữa.

Ông Vinh đang chăm sóc cây cảnh

Đau chỉ có ôm chân sờ nó mà “khóc”

Là một người lính hơn 10 năm ở chiến trường vào sinh ra tử, bất chấp mọi nguy nan song ông Nguyễn Quế Vinh vẫn không chặn được giọt nước mắt khi cơn sưng đau gút cấp hành hạ.

Ông kể, khoảng gần cuối năm 2010, tự nhiên ông bị sưng đau các ngón chân, khớp chân và cổ chân. Sưng, nóng, đỏ, đau rất khủng khiếp nhưng ông không biết là bị gút, chỉ nghĩ đau xương khớp nên dùng mọi cách để xoa bóp, chườm nóng, uống thuốc nhưng không đỡ. Đi khám bảo hiểm ở quê kết luận: Viêm đa khớp, cho thuốc điều trị uống lúc đỡ, lúc không. Các cơn đau của ông bùng phát kịch liệt bắt đầu từ năm 2011.

Theo ông Vinh, thật khó có thể diễn tả được các cơn đau kịch phát dội đến. Chân không chỉ sưng to đến biến dạng, vẹo đi nhìn sợ mà còn nóng, đỏ như có người đốt. Đau thì phải khỏi nói. Mỗi khi cơn đau đến ông chỉ có ngồi ôm chân, sờ nó, chỉ cần ôm nó xê dịch một chút trên giường là đau thấu xương tủy. Lúc đó, chỉ cần ông đặt chân xuống đất là dòng thần kinh như có hàng trăm ngàn mũi đâm nhói, đau buốt không ở chân mà lên tận óc.

Ông gần như bị liệt, đi phải chống gậy và nhiều khi mọi việc vệ sinh hàng ngày của ông chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của người thân. Không chỉ bị gút, ông Vinh còn bị huyết áp cao 180 – 200 mmHg thường xuyên bốc hỏa, đau đầu, chóng mặt, mỡ máu cao, men gan cao…Bệnh tật, nhất là đau gút không đi lại được khiến ông phải xin thôi chức trưởng thôn và bí thư chi bộ xóm.

Chân sưng đau do gút.

Hoạt động để khí huyết lưu thông

Ông Vinh cười, chữa mãi không khỏi con đưa ông xuống Hà Nội khám thì ông mới biết bệnh của mình là do gút, axit uric máu cao lên đến 630µmol/l. Các cơn đau không dứt của ông là do ở quê ông khi có cỗ bàn là thịt chó, ông thường xuyên ăn nên bệnh càng nặng. Biết bệnh nên ông bỏ ăn uống linh tinh, thực hiện ăn nhạt, ăn nhiều hoa quả, hạn chế chất đạm, tránh ăn thịt chó, nội tạng động vật…

Nhờ uống thuốc Tây y cơn đau kịch phát cũng giảm, nhưng thuốc Tây y trị gút rất độc nên ông không dám dùng lâu, nhưng hết thuốc lại đau. Thấy vậy ông quay sang dùng thuốc Nam, các loại lá dân tộc, lá uống mát giải độc, con ông đã mua thuốc Nam gia truyền: viên gút BsQ ở bệnh viện thể thao Việt Nam về cho ông uống.

Sau 2 ngày ông gần như hết đau, uống 1 tháng ông thấy bệnh không tái phát, uống liên tục 2 tháng thì hơn 1 năm nay ông không phải uống thuốc tây y nữa, bệnh cũng không còn các cơn đau kịch phát “liệt chân” nữa, sau 1 tháng điều trị ông đi xét nghiệm lại thì axit uric về bình thường ở mức 420 µmol/l, men gan cũng về bình thường. Gần đây, cứ vài tháng ông đi xét nghiệm lại thì rất may các chỉ số vẫn ở mức bình thường.

Chia sẻ bí quyết trị bệnh của mình, ông Vinh cho rằng, bệnh gút chủ yếu là do chế độ ăn uống nên dù hết đau cũng chớ coi thường, vẫn phải thực hiện chế độ ăn kiêng để tránh tái phát. Khi dùng thuốc cần kiên trì, điều trị đúng theo chỉ dẫn. Đặc biệt, người bệnh cần phải vận động, tập luyện cho phù hợp với sức khỏe.

Khi trái nắng, trở trời hoặc khi thấy cơn đau xuất hiện (ngứa, tê, chân sưng…) thì hạn chế vận động, chịu khó xoa bóp cho khí huyết lưu thông và tìm phương pháp theo kinh nghiệm bản thân để ngăn cơn đau. Lúc không đau, ông luôn tích cực vận động: xoa bóp, tập vẩy tay, hàng ngày quét 500m² sân, chăm sóc cây cảnh và luôn tay với vườn tược trong nhà để khí huyết lưu thông, bệnh tật đẩy lùi.

Bài thuốc Nam trị đau nhức xương khớp và gút gia truyền BsQ Bệnh viện Thể thao Việt Nam áp dụng điều trị là đề tài nghiên cứu cấp Bộ đã được nghiệm thu và đánh giá tốt. Không chỉ dừng lại ở việc chống viêm, giảm đau, giảm tổng hợp axit uric để hạn chế cơn gút cấp tái phát như các phương pháp điều trị gút hiện tại, thuốc này còn có tác dụng bồi bổ can thận, giúp can thận khỏe lên tăng cường đào thải axit uric, giúp thông kinh, hoạt lạc, bổ khí huyết… nhờ đó, đưa các yếu tố gây bệnh ra ngoài và phòng chống tái phát”.

TTƯT.BSCK I Nguyễn Văn Quang (Giám Đốc bệnh viện thể thao Việt Nam)

Nhật Hà

Theo Đời sống
Những ai nên hạn chế đi bộ?

Những ai nên hạn chế đi bộ?

Mặc dù đi bộ là an toàn và phù hợp với tất cả mọi người, nhưng những người có tình trạng bệnh lý hoặc hạn chế về thể chất nhất định nên đề phòng hoặc tránh đi bộ trong một số trường hợp nhất định.
back to top