Giá vàng trong nước
Maritime Bank là đơn vị có giá vàng tăng mạnh nhất với mức tăng 600.000 đồng ở chiều mua lên 68 triệu đồng/ lượng. Ở chiều bán ra tăng 500.000 đồng, lên mức 69,5 triệu đồng/ lượng. Vàng Maritime đang có giá vàng bán ra cao nhất thị trường.
Tiếp theo là giá vàng DOJI ở khu vực Hà Nội đã tăng 400.000 đồng ở chiều mua lên 68,1 triệu đồng/ lượng. Ở chiều bán ra tăng 250.000 lên 68,85 triệu đồng/ lượng. DOJI tại TPHCM đã điều chỉnh tăng 100.000 ở chiều bán ra lên mức 68,9 triệu đồng/ lượng nhưng giữ nguyên mức giá mua vào so với ngày trước đó là 68 triệu đồng/ lượng.
Trong khi đó, giá vàng thương hiệu SJC và PNJ đã tăng đều 100.000 đồng ở cả hai chiều. Như vậy, giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang là 68,2 triệu đồng/ lượng mua vào và 68,92 triệu đồng/ lượng bán ra. Tại TPHCM, vàng SJC có giá bán ra thấp hơn 20.000 đồng. Vàng PNJ đang mua vào mức 55,1 triệu đồng/ lượng và bán ra mức 56,2 triệu đồng/ lượng.
Giá vàng thế giới
Giá vàng tăng mạnh trong phiên giao dịch rạng sáng 25/3 (giờ Việt Nam). Giá vàng kỳ hạn tháng 4 tăng 26,7 USD lên mức 1.964 USD. Vàng giao ngay giao dịch lần cuối ở mức 1.958,9 USD/ ounce, tăng 12,6 USD/ ounce so với ngày trước đó.
Còn giá vàng thế giới niêm yết tại Kitco là 1.958,3 USD/ ounce, tương đương khoảng 54,3 triệu đồng/ lượng.
Nguyên nhân vẫn là do cuộc xung đột Nga-Ukraine đã kéo dài 1 tháng và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Điều đó khiến các nhà đầu tư phải tìm “hầm trú ẩn” cho tài sản của mình.
Ngoài nhu cầu trú ẩn an toàn tăng cao, yếu tố lạm phát vẫn đang tác động đến thị trường vàng. Lạm phát gia tăng luôn là xu hướng tăng giá đối với thị trường kim loại. Lợi suất trái phiếu toàn cầu đã tăng mạnh thời gian gần đây với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ gần đạt mức cao nhất trong 3 năm qua.
Đường cong lợi suất kỳ hạn 2 năm và 10 năm của Mỹ đang có dấu hiệu đảo ngược, điều này báo hiệu một cuộc suy thoái kinh tế của quốc gia này.