Giá vàng trong nước
Sáng nay, hầu hết các cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý điều chỉnh tăng nhẹ so với trước. Giá vàng trong nước đang ở ngưỡng 69 triệu đồng/ lượng.
Vàng DOJI ở khu vực Hà Nội đã điều chỉnh tăng 300.000 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán giá với mức 67,8 triệu đồng/ lượng và 68,8 triệu đồng/ lượng. Tại TP. Hồ Chí Minh, vàng DOJI đã điều chỉnh tăng 150.000 đồng ở chiều bán ra lên mức 68,85 triệu đồng/ lượng.
Vàng SJC đã tăng 150.000 đồng ở chiều mua và 50.000 đồng ở chiều bán ở mức 67,85 triệu đồng/ lượng mua vào và 68,77 triệu đồng/ lượng bán ra. Chỉ có khu vực TP. HCM đang bán ra thấp hơn 20.000 đồng.
Tương tự, giá vàng Phú Quý SJC điều chỉnh tăng 170.000 đồng ở chiều mua lên mức 67,8 triệu đồng/ lượng và 150.000 đồng ở chiều bán lên mức 68,75 triệu đồng/ lượng.
Vàng Maritime Bank thì tăng nhiều hơn, lên 200.000 đồng ở cả hai chiều, tương ướng là mức 67,6 triệu đồng/ lượng và bán ra mức 69,2 triệu đồng/ lượng. Hiện tại, vàng Maritime Bank đang bán ra cao nhất thị trường.
Với mức giá này, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới được rút ngắn.
Giá vàng thế giới
Giá vàng kỳ hạn tháng 4 giảm 10,8 USD xuống còn 1.918,5 USD/ ounce. Vàng giao ngay giao dịch lần cuối ở mức 1.921,5 USD/ ounce, giảm 14,5 USD/ ounce so với ngày trước đó. Giá vàng thế giới rạng sáng 23/3 (giờ Việt Nam) tại Kitco là 1.920,3 USD/ ounce, tương đương khoảng 53,2 triệu đồng/ lượng.
Theo các chuyên gia, thị trường vàng thế giới chịu áp lực bởi sự phục hồi của các chỉ số chứng khoán và lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh. Nhất là trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khả năng tăng lãi suất 50 điểm vào tháng 5 để kiểm soát lạm phát.
Ngoài ra, thị trường đang đặt sự chú ý vào cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo NATO và EU dự kiến sẽ diễn ra vào thứ 5 tuần này. Cụ thể để thảo luận về cuộc xung đột Nga – Ukraine. Hội nghị sẽ kéo dài hai ngày tại trụ sở NATO ở Brussels.
Trong khi đó, xung đột Nga-Ukraine vẫn căng thẳng và chưa nhìn thấy hồi kết. Do đó, thị trường vẫn tiếp tục lo lắng.