|
Gia Cát Lượng là nhà chính trị, công thần khai quốc và Thừa tướng xuất chúng của nhà Thục Hán. Trong suốt cuộc đời, ông hết mực trung thành với nhà Thục, dốc sức phò tá Lưu Bị và sau đó là Lưu Thiện để quân chủ của mình trở thành một trong 3 tập đoàn quân sự mạnh nhất thời Tam quốc. |
|
Trước khi qua đời, Khổng Minh đã nhìn ra vấn đề của nhà Thục là thiếu nhân tài trầm trọng. Vì vậy, ông tận tâm bồi dưỡng 2 nhân tài làm người kế nhiệm của mình, giúp nhà Thục vững mạnh. Tuy nhiên, 2 người được Gia Cát Lượng lựa chọn bồi dưỡng đều không thể đáp ứng được kỳ vọng của ông. |
|
Người đầu tiên được Gia Cát Lượng bồi dưỡng nhưng thất bại là Khương Duy. Khổng Minh biết Khương Duy là vị tướng có tài, giỏi thao lược nên cố gắng truyền thụ những kinh nghiệm cầm quân, trị quốc. |
|
Tuy nhiên, Khương Duy chỉ học được cách cầm quân mà không biết trị quốc. Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Khương Duy liên tục dẫn quân Thục chinh chiến nhiều năm với nhà Tào Ngụy. Những cuộc chiến do Khương Duy chỉ huy đã "ngốn" rất nhiều tiền trong quốc khố nhà Thục. Thêm nữa, quân Thục có sức mạnh yếu hơn Tào Ngụy nên khó có thể giành được chiến thắng trong các cuộc chiến. |
|
Do Khương Duy 9 lần dẫn quân nhà Thục tiến đánh Trung Nguyên và mỗi cuộc chiến cách nhau chưa đến 2 năm nên nhà Thục từng bước suy yếu trước khi bị Tào Ngụy thôn tính. |
|
Một nhân tài khác được Gia Cát Lượng bồi dưỡng là con trai ông - Gia Cát Chiêm. Tuy nhiên, Gia Cát Chiêm cũng phụ sự kỳ vọng, dạy dỗ của cha khi không thể giúp nhà Thục vững mạnh, tồn tại trong hàng trăm năm. |
|
Dù được Gia Cát Lượng dốc sức bồi dưỡng nhưng Gia Cát Chiêm kém xa người cha tài giỏi. Vào năm 263, quân Tào Ngụy dẫn quân tấn công xâm lược nhà Thục. |
|
Khi ấy, Khương Duy cùng hầu hết các vị tướng nhà Thục dẫn quân ngăn chặn quân địch. Lợi dụng điều đó, Đặng Ngải của nhà Ngụy dẫn một cánh quân lẻn qua đường núi đánh úp Thành Đô. Gia Cát Chiêm dù đã học binh thư do cha dạy nhưng vẫn không thể trấn giữ được Thành Đô do quân địch quá đông trong khi lực lượng nhà Thục lại mỏng. |
|
Đặng Ngải cử sứ giả chiêu hàng Gia Cát Chiêm. Con trai Gia Cát Lượng vô cùng tức giận nên chém đầu sứ giả. Sau đó, Gia Cát Chiêm dẫn quân đánh địch và cuối cùng tử trận ở Miên Trúc do trúng kế của quân Ngụy. |
|
Theo đó, quân Ngụy chỉ mất 3 tháng để chiếm được nhà Thục kể từ khi phát động cuộc chiến. Điều này cho thấy 2 nhân tài mà Gia Cát Lượng bồi dưỡng đã không thành công dẫn tới nhà Thục diệt vong. Ảnh trong bài mang tính minh họa. |
Mời độc giả xem video: Nấm khổng lồ to hơn 1 quả bóng rổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.