Giá cả thị trường hàng hóa ngày 24/4: Lúa gạo, thịt heo, tiêu... có biến động

Tin tức giá cả thị trường hàng hóa hôm nay (24/4), các loại mặt hàng có nhiều biến động, Giá cà phê trong nước quanh mốc 51.000 đồng/kg; giá tiêu trong nước giao động quanh mốc 64.000 – 67.000 đồng/kg...

Giá heo hơi

Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay không ghi nhận sự biến động mới và dao động trong khoảng 52.000 - 55.000 đồng/kg. Theo đó, tỉnh Thái Bình tiếp tục thu mua heo hơi với giá cao nhất khu vực với 55.000 đồng/kg. Mức giá thấp nhất khu vực 52.000 đồng/kg được ghi nhận tại một loạt các địa phương gồm Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Nam, Ninh Bình, Tuyên Quang. Thương lái tại Hưng Yên đang thu mua heo hơi với giá 54.000 đồng/kg. Heo hơi tại các địa phương bao gồm Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Hà Nội được thu mua với giá 53.000 đồng/kg.

Cùng chung xu hướng thị trường với khu vực miền Bắc, tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay không ghi nhận sự biến động so với ngày trước đó và dao động trong khoảng 52.000 - 55.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá cao nhất khu vực 55.000 đồng/kg được ghi nhận tại ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Lâm Đồng. Các địa phương khác gồm Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Thuận đang thu mua heo hơi với giá 52.000 đồng/kg - thấp nhất khu vực. Tại Bình Định duy trì thu mua heo hơi với giá 54.000 đồng/kg. Còn tại Nghệ An, thương lái đang thu mua heo hơi với giá 53.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay lặng sóng và và dao động trong khoảng 51.000 - 55.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá cao nhất khu vực 55.000 đồng/kg được ghi nhận tại Long An, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Bến Tre. Mức giá thấp nhất khu vực 51.000 đồng/kg được ghi nhận tại Sóc Trăng. Hiện Vũng Tàu đang ghi nhận mức giá heo hơi 54.000 đồng/kg. Một loạt các địa phương gồm Bình Phước, Bình Dương, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Trà Vinh cùng ghi nhận mức giá heo hơi 52.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại trong khu vực ghi nhận mức giá heo hơi 53.000 đồng/kg.

Giá lúa gạo

Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh tăng tại một số địa phương. Cụ thể, tại Hậu Giang, giá lúa tăng ở một số loại như: IR 50404 là 7.300 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; OM 18 là 7.900 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg; RVT là 8.400 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg.

Tại Cần Thơ, giá lúa OM 4218 tăng 100 đồng/kg lên 7.300 đồng/kg; các loại khác vẫn ổn định như IR 50404 là 6.800 đồng/kg, Jasmine là 7.600 đồng/kg.

Tại An Giang, giá lúa OM 18 đang được thương lái thu mua ở mức 6.500 – 6.600 đồng/kg; lúa Nếp tươi An Giang 6.000 – 6.200 đồng/kg; Đài Thơm 8 đang được thương lái thu mua ở mức 6.800 – 7.000 đồng/kg; lúa IR 504 đang được thương lái thu mua tại ruộng ở mức 6.200 – 6.400 đồng/kg; Nàng hoa 9 ở mức 6.400 – 6.600 đồng/kg; OM 5451 duy trì ở mức 6.400 – 6.500 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 6.600 – 6.800 đồng/kg; Nếp khô Long An 9.000 – 9.200 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.400 – 8.600 đồng/kg và lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg; nếp tươi Long An đứng ở mức 6.500 – 6.700 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm duy trì ổn định. Theo đó, giá gạo nguyên liệu ở mức 9.600 đồng/kg. Tương tự, giá gạo thành phẩm cũng đi ngang ở mức 10.700 – 10.800 đồng/kg.

Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm IR 504 dao động quanh mốc 9.200 đồng/kg, cám khô 7.350 đồng/kg.

Tại chợ lẻ, giá gạo duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh. Theo đó, gạo thường còn 11.000 – 12.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 14.000 – 15.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 15.000 đồng/kg; nếp ruột 16.000 – 18.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 22.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.500 đồng/kg; Nàng Hoa 18.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 22.000 đồng/kg; Cám 7.500 – 8.000 đồng/kg; Gạo thơm Thái hạt dài duy trì 18.000 – 19.000 đồng/kg và Hương Lài 19.000 đồng/kg.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lúa Đông Xuân 2022-2023 ở các tỉnh Nam Bộ đã thu hoạch được 94% diện tích gieo trồng. Lúa Hè Thu 2023 đã xuống giống 532.367/1.479.536 ha. Nhiều diện tích lúa Hè Thu đã cho thu hoạch.

Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay chững lại và đi ngang sau phiên điều chỉnh tăng. Theo đó, gạo 5% tấm đang ở mức 473 USD/tấn; gạo 25% tấm 453 USD/tấn.

Giá gạo xuất khẩu từ Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất của hai năm trong tuần này khi nguồn cung giảm, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu từ những khách hàng lớn, trong khi Bangladesh khuyến cáo người nông dân ở khu vực Đông Bắc cần thu hoạch lúa sớm hơn do đe dọa từ lũ quét.

Các doanh nghiệp cho biết vụ thu hoạch Đông Xuân - vụ thu hoạch lớn nhất trong năm của Việt Nam gần kết thúc. Tuy nhiên, nhu cầu đối với gạo Việt Nam vẫn mạnh, trong khi nguồn cung trong nước đang xuống thấp. Với giá gạo Việt Nam vẫn ở mức cao, nhiều khả năng những khách hàng bao gồm cả Philippines có thể giảm tốc thu mua.

Giá thép

Tại Việt Nam, số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, sản xuất thép thành phẩm quý I/2023 đạt 6,692 triệu tấn, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm 2022; tiêu thụ thép thành phẩm đạt 6,068 triệu tấn, giảm 25,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu đạt 1,659 triệu tấn, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá thép hôm nay ghi nhận nhiều thương hiệu thông báo giảm giá thép xây dựng với mức giảm từ 130.000 - 1,12 triệu đồng/tấn.

Đây đã là phiên giảm thứ 3 liên tiếp từ 8/4 đến nay, sau khi thép trong nước đã có phiên tăng liên tiếp từ đầu năm.

Theo SteelOnline, Hòa Phát miền Bắc giảm 200.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 xuống còn 15 triệu đồng/tấn, loại D10 CB300 giảm 130.000 đồng/tấn xuống còn 15,45 triệu đồng/tấn. Cả hai loại giảm quanh mức 1%.

Hòa Phát khu vực miền Trung giảm 200.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 xuống 14,95 triệu đồng/tấn và giảm 130.000 đồng/tấn với loại D10 CB300 xuống 15,35 triệu đồng/tấn. Tại khu vực miền Nam, Hòa Phát giảm 170.000 đồng/tấn loại thép cuộn và 220.000 đồng/tấn với thép cây.

Thép Việt Ý giảm 300.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 xuống còn 15 triệu đồng/tấn và thép cây giảm 150.000 đồng/tấn xuống còn 15,25 triệu đồng/tấn, tương đương mức giảm lần lượt 1-2%.

Với thương hiệu Việt Đức, hai loại trên lần lượt giảm 200.000 đồng/tấn và 250.000 đồng/tấn xuống còn 14,95 triệu đồng/tấn và 15,35 triệu đồng/tấn.

Pomina Miền Trung giảm 1,12 triệu đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 xuống còn 15,81 triệu đồng/tấn, tương đương mức giảm 6,6%. Loại thép cây D10 CB300 giảm 1,02 triệu đồng/tấn, tương đương 6%, xuống còn 15,86 triệu đồng/tấn.

Kyoei giảm 300.000 đồng/tấn đối với thép cuộn và 410.000 đồng/tấn đối với thép cây. Sau khi giảm, giá hai sản phẩm trên còn lần lượt là 14,98 triệu đồng/tấn và 15,38 triệu đồng/tấn.

Thép Miền Nam ghi nhận mức giảm 510.000 đồng/tấn đối với thép cuộn và 610.000 đồng/tấn đối với thép cây, tương đương giảm lần lượt 3,2-4%. Sau điều chỉnh, thép cuộn còn 15,22 triệu đồng/tấn và 15,43 triệu đồng/tấn.

Giá hiện tại của Việt Nhật là 15,12 triệu đồng/tấn đối với thép cây và 14,92 triệu đồng/tấn đối với thép cuộn, mức giảm lần lượt là 510.000 đồng/tấn và 660.000 đồng/tấn, tương đương giảm 3-4%.

Ảnh minh họa. - Ảnh: T.Huy

Ảnh minh họa. - Ảnh: T.Huy

Như vậy, giá thép của nhiều thương hiệu trong nước giảm ba lần liên tiếp sau 5 lần tăng. Lần giảm gần đây nhất là 12/4. Thép cuộn của Hòa Phát miền Bắc hiện thấp hơn đầu năm 20.000 đồng/tấn, còn thép cây cao hơn 530.000 đồng/tấn.

Sau 3 lần giảm liên tiếp, Hòa Phát miền Bắc ghi nhận tổng mức giảm là 960.000 đồng/tấn đối với thép cuộn, tương đương 6%. Đối với thép cây, tổng mức giảm là 540.000 đồng/tấn, tương đương 3,3%. Khác với các thương hiệu khác, Pomina giảm giá sản phẩm hai lần. Tổng mức giảm đối với cả thép cuộn và thép cây của Pomina quanh mức 10%.

Giá dầu

Giá trong nước: Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng ngày 24/4 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 21/4 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương:

Cụ thể, giá xăng RON95 giảm 610 đồng/lít, giá bán là 23.630 đồng/lít. Giá xăng E5 giảm 490 đồng/lít, giá bán là 22.680 đồng/lít. Giá các mặt hàng dầu có loại giảm, có loại tăng. Cụ thể, dầu diesel là 19.390 đồng một lít, giảm 750 đồng. Dầu hỏa có mức giá mới là 19.480 đồng, giảm 250 đồng, dầu mazut tăng 650 đồng, có giá mới là 15.840 đồng/kg.

Trong kỳ điều chỉnh lần này, cơ quan điều hành đã quyết định trích lập 300 đồng mỗi lít với xăng E5, RON 95, dầu DO và dầu hoả. Riêng dầu mazut không trích lập cũng không chi sử dụng.

Giá dầu thế giới sáng ngày 24/4 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: giá dầu thô WTI của Mỹ tăng nhẹ lên mức 78,09 USD/thùng, giá dầu Brent tăng lên mức 81,91 USD/thùng.

Tuần trước, dầu Brent báo lỗ hàng tuần là 5,4%, trong khi WTI ghi nhận mức giảm 5,6%.

Giá cà phê

Hôm nay, ngày 24/4 ở thị trường trong nước tại các tỉnh Tây Nguyên dao động từ 50.500 – 51.000 đồng/kg.

Cụ thể, cà phê tại tỉnh Đắk Lắk được thu mua cao nhất, trung bình đạt 51.000 đồng/kg. Giá cà phê tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Đắk Nông dao động 50.800 – 50.900 đồng/kg. Giá cà phê tại tỉnh Lâm Đồng dao động từ 50.500 – 50.600 đồng/kg.

Trên sàn giao dịch thế giới, giá cà phê Robusta trên sàn London ở phiên giao dịch gần nhất trước thời điểm mở cửa ngày 24/4 dao động từ 2.314 – 2.465 USD/tấn, tùy kỳ hạn giao hàng. Cụ thể, cà phê giao hàng kỳ hạn tháng 5/2023 đạt 2.465 USD/tấn. Đối với kỳ hạn giao tháng 7/2023 có giá 2.382 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 9/2023 đạt 2.351 USD/tấn và cà phê giao kỳ hạn tháng 11/2023 đạt 2.314 USD/tấn.

Đối với cà phê Arabica trên sàn New York, giá cà phê ở phiên giao dịch gần nhất dao động từ 185,65 – 191,45 cent/lb. Trong đó, giá cà phê giao tháng 7/2023 đạt 191,45 cent/lb; cà phê giao tháng 9/2023 đạt 188,6 cent/lb; cà phê giao tháng 12/2023 đạt 186,05 cent/lb. Sàn New York mở đơn nhận giao cà phê tháng 3/2024 với mức 185,65 cent/lb.

So với cùng kỳ tuần trước (17/4), giá cà phê Robusta cả ở thị trường trong nước và thế giới (sàn London) tiếp tục duy trì đà tăng tuần thứ 4 liên tiếp. Cụ thể, giá cà phê trong nước tăng 600 đồng/kg, trong khi trên sàn London, giá cà phê tăng từ 40 – 54 USD/tấn.

Riêng giá cà phê Arabica thì duy trì mức ổn định, đi ngang so với tuần trước.

Thông tin đáng chú ý trong tuần qua ảnh hưởng đến giá cà phê đó là đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ có xu hướng tăng. Báo cáo riêng từ Fed Philadelphia cho thấy, các nhà máy sản xuất trong khu vực giữa Đại Tây Dương đang gặp khó trong sản xuất và dự kiến hoạt động sẽ tiếp tục trầm lắng trong 6 tháng tới. Điều này khiến nhận định về kinh tế Mỹ đang trưởng chậm lại, có xu hướng suy thoái trở lên rõ ràng hơn. Các sàn giao dịch hàng hóa liên tục đỏ điểm sau những báo cáo này.

Nhận định về giá cà phê tuần này, theo các chuyên gia cần cẩn trọng với giá cà phê Robusta khi đã tăng liên tục và tăng mạnh trong nhiều tuần liên tiếp.

Giá cà phê Arabica trong tuần này cũng đối mặt với áp lực để giữ giá ổn định khi tâm lý lo ngại về suy thoái kinh tế trên thế giới ngày một lớn hơn thể hiện qua sự thiếu ổn định của các sàn giao dịch chứng khoán, hàng hóa trong thời gian gần đây.

Giá tiêu

Hôm nay 24/4 tại thị trường trong nước duy trì ổn định. Tại Gia Lai, giá tiêu hôm nay được thương lái thu mua ở mức 64.000 đồng/kg. Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 65.000 đồng/kg.

Tương tự, tại Đông Nam bộ, giá tiêu cũng có xu hướng đi ngang. Hiện giá tiêu hôm nay tại Bà Rịa Vũng Tàu đang được thương lái thu mua ở mức 67.000 đồng/kg. Tại Bình Phước và Đồng Nai duy trì ổn định ở mức 66.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay giữ ổn định ở các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Trong tuần qua, thị trường tiêu trong nước điều chỉnh tăng 2 phiên liên tiếp với mức tăng 1.000 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.540 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 2.950 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok 6.002 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Đáng chú ý, giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.275 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550g/l mức 3.325 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 4.830 USD/tấn.

IPC nhận định, thị trường hồ tiêu tuần này có phản ứng trái chiều khi chỉ có giá tiêu của Việt Nam được báo cáo tăng, do người Hồi giáo trên khắp thế giới sẽ đánh dấu sự kết thúc của tháng Ramadan vào tuần này bằng lễ kỷ niệm Eid al-Fitr. Sau khi được báo cáo ổn định trong 4 tuần qua, giá tiêu Ấn Độ quay đầu giảm nhẹ.

Nổi bật trong tuần là nhu cầu mua tăng trong khi nông dân giữ hàng đã đẩy thị trường tăng nhẹ.

Dự báo, hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sẽ diễn ra sôi động hơn trong quý II/2023 nhờ nhu cầu tăng cao từ các thị trường Trung Quốc, Papua New Guinea, ASEAN, Thổ Nhĩ Kỳ..., bù đắp cho nhu cầu nhập khẩu vẫn trầm lắng của thị trường Hoa Kỳ và EU.

Bà Hoàng Thị Liên – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam – nhận định, hiện Việt Nam đứng thứ nhất về tỷ trọng xuất khẩu và sản lượng xuất khẩu hồ tiêu, dù vậy, dư địa để phát triển và khai thác thêm cho cây hồ tiêu vẫn còn.

Bởi lẽ, hiện Việt Nam đã và đang hội nhập toàn cầu, với nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết, trong đó, khi các FTA đi vào thực thi thì nhóm hàng nông sản trong đó nhóm hàng cây gia vị có lợi thế so sánh tuyệt đối trong thị trường gia vị toàn cầu, nguyên nhân do chúng ta có lợi thế về vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng đất đai.

Theo Đời sống
back to top