Gãy xương vùng khớp háng ở người cao tuổi: Chưa được quan tâm đúng mức?

(khoahocdoisong.vn) - Sức khoẻ và sự an toàn xương khớp ở người cao tuổi là một vấn đề y tế được quan tâm những năm gần đây, nhưng liệu đã đúng mức vấn đề sức khoẻ này chưa?

Gãy xương vùng khớp háng ở người cao tuổi, bao gồm gãy cổ xương đùi và gãy vùng mấu chuyển, là một trong những gãy xương thường do tai nạn sinh hoạt, đặc biệt là do té ngã khi di chuyển, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại gãy xương ở người cao tuổi. Đây là chấn thương gãy xương nghiêm trọng với nhiều biến chứng nặng có thể đe doạ tính mạng hoặc ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau gãy xương.

Chất lượng xương kém, tình trạng loãng xương, là yếu tố “thuận lợi” dẫn đến gãy xương ở người cao tuổi khi có chấn thương xãy ra, thưởng là “té ngã – chạm nhẹ mông xuống đất”. Tình trạng bệnh lý đi kèm như cao huyết áp, các bệnh lý khớp, rối loạn thăng bằng, thị lực giảm sút… là những nguyên nhân thường gặp dẫn đến té ngã ở người cao tuổi.

Bên cạnh đó; sàn nhà - sàn vệ sinh trơn trợt, đôi dép không phù hợp dể trơn trợt, trang phục quá dài – vướng víu, dây điện của các thiết bị điện mắc ngang vướng lối đi… và đặc biệt không được trang bị dụng cụ hổ trợ như gậy, khung hổ trợ di chuyển cũng là những nguyên nhân dẫn đến té ngã thường gặp ở người cao tuổi.

Hình ảnh chụp X-quang một trường hợp gãy xương khớp háng ở người cao tuổi.

Hình ảnh chụp X-quang một trường hợp gãy xương khớp háng ở người cao tuổi.

Làm sao để nhận ra gãy xương vùng khớp háng ở người cao tuổi?

Đôi khi những dấu chứng rất “mờ nhạt”, thậm chí bệnh nhân không “nhớ” rằng mình đã có té ngã do nghĩ rằng đó là một chấn thương nhỏ, nhẹ nhàng… Nhưng thường thì bệnh nhân có những dấu chứng sau; Không thể đứng dậy, không thể tiếp tục di chuyển ngay sau té; Đau vùng háng, đôi khi bệnh nhân chỉ ghi nhận đau vùng gối cùng bên; Không chịu lực được trên chân đau; Sưng đau, hạn chế cử động vùng háng; Ngắn chân bên đau so bên đối diện; Bàn chân bên đau xoay ngoài nhiều hơn so với bên đối diện

Thông thường, với phương tiện chẩn đoán bằng x.quang kết hợp lâm sàng, bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán xác định gãy xương vùng khớp háng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đường gãy nhỏ “tế nhị”, các bác sĩ có thể sử dụng thêm các phương tiện chẩn đoán cao cấp như CT scan, Bone scan…

Phẫu thuật điều trị gãy xương vùng khớp háng ở bệnh nhân cao tuổi đang được xem là một ưu tiên lựa chọn với mục đích nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cao tuổi sau gãy xương, giúp bệnh nhân tái hoà nhập cộng đồng với sự hài lòng cao.

Tuy nhiên, phẫu thuật ở bệnh nhân cao tuổi, thường có nhiều bệnh lý nội khoa đi kèm như bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, tình trạng xơ vữa thành mạch, bệnh lý huyết khối… và tình trạng loãng xương ở nhiều mức độ khác nhau luôn là một thử thách lớn cho cả đội ngủ phẫu thuật và hồi sức.

Kiểm soát được những yếu tố “nguy cơ” trên, chúng ta có thể hạn chế nguy cơ té ngã và gãy xương ở người cao tuổi một cách đáng kể, bên cạnh đó: Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cũng như chế độ luyện tập thể dục thể thao phù hợp, đặc biệt bổ sung đầy đủ Calcium và vitamin D để đạt được khối lượng xương đỉnh khi còn trẻ; Hạn chế tối đa rượu và thuốc lá; Sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý tồn tại theo đúng hướng dẫn của y bác sĩ để tránh những tác hại không mong muốn lên chất lượng xương; Đến đúng cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị hiệu quả.

Theo Đời sống
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top