Cuộc thử nghiệm thành công, quả bom hạt nhân mô phỏng rơi từ độ cao 25.000 feet (7,620.00 m ), bay trong không trung khoảng 55 giây, sau đó rơi cắm vào lòng hồ cạn trong sa mạc, tạo ra đám khói bụi cao đến 40 đến 50 feet (12 – 15m) trong khu vực rơi được chỉ định tại khu vực thử nghiệm quốc gia Sandia thuộc thao trường thử nghiệm Tonopah, bang Nevada.
Không quân Mỹ thử nghiệm ném bom hạt nhân rơi tự do bằng F-15E
Cuộc ném bom là một trong những thử nghiệm chứng minh khả năng tương thích của bom hạt nhân, được trang bị tăng cường cho máy bay chiến đấu F-15E.
Thử nghiệm tương thích thành công hệ thống vũ khí hạt nhân với máy bay phản lực khẳng định, vũ khí hạt nhân sẽ luôn hoạt động khi được yêu cầu.
“Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia và Không quân đã tiến hành thử nghiệm chu trình đầy đủ của hệ thống vũ khí theo kịch bản thử nghiệm đầu - cuối, bao gồm hoạt động của phi đoàn và các đơn vị liên quan, vận chuyển vũ khí trên máy bay, điều kiện ném bom và hoạt động của vũ khí” - ông Steven Samuels, Chủ nhiệm nhóm của Hệ thống bom hạt nhân B61- 12 cho biết.
“Chúng tôi đã thử nghiệm B61-12 trên tất cả các giai đoạn hoạt động và có được độ tin cậy rất cao, B61-12 tương thích với F-15E Strike Eagle” - ông Steven Samuels nói. Các kết quả nói lên tất cả, những bài kiểm tra đạt được tất cả các yêu cầu kỹ chiến thuật, hiệu suất và độ an toàn. Bom được ném với độ chính xác cao, bay đúng quỹ đạo và các bộ phận hoạt động tốt.
Lắp ráp và tiến hành thử nghiệm trên khu vực Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia
Những thử nghiệm này được thực hiện vào tháng 03.2020. Hai cuộc thử nghiệm với kịch bản chu trình ném bom đầu - cuối vào tháng 3 cho thấy khả năng thực hiện công tác chuẩn bị, lắp bom lên giá treo máy bay của các nhóm kỹ thuật hàng không, và mô phỏng việc phi hành đoàn tấn công trong cả hai kịch bản, ném bom từ trên cao và ở độ cao thấp.
Theo thông cáo báo chí của Sandia, ngày 09.03.2020, Không quân thử nghiệm lắp một quả bom hạt nhân B61-12, bên trong là những bộ phận mô phỏng không chứa hạt nhân lên một chiếc F-15E tại một địa điểm bí mật nhằm đảm bảo vũ khí giả được bảo mật tuyệt đối, hệ thống giao diện kỹ thuật số được cấu hình và thực hiện trao đổi thông tin dữ liệu giữa máy bay và vũ khí.
Sandia không cho biết khi nào cuộc thử nghiệm độ cao tiếp theo diễn ra chính xác vào lúc nào. Trong cuộc thử nghiệm này, F-15E bay ở độ cao hơn 25.000 feet (7,62 km), tốc độ bay gần Mach 1, bom chạm đất sau khi ném 55 giây.
Ông Steven Samuels, chủ nhiệm nhóm Hệ thống B61-12 Sandia cho biết: “Đây là một vụ ném bom hạt nhân thực sự, trừ (việc thiếu) lượng nổ hạt nhân. Thử nghiệm này là kết quả nhiều năm lên kế hoạch, thiết kế, phân tích, thử nghiệm và tăng cường trình độ chuyên môn để thử nghiệm chu trình đầy đủ B61-12 trên F-15E Strike Eagle.
B61-12 được phát triển từ năm 2011, trên phương diện mặt kỹ thuật là sự nâng cấp và hợp nhất bốn biến thể bom hạt nhân hiện có, B61-3, -4, -7 và 10.
Quân đội Mỹ cho rằng, bom hạt nhân B61-12 có thể thay thế phiên bản bom xuyên hạt nhân phá hầm ngầm B61-11, được sử dụng để tấn công các công trình nằm sâu trong lòng đất của đối thủ tiềm năng (Nga, Trung Quốc).
F-15E, cùng với máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit, đã tham gia nhiều cuộc thử nghiệm với bom hạt nhân trước đó. Máy bay B-2 đã được bay thử nghiệm theo chu trình đầu - cuối với B61-12 lần đầu tiên vào năm 2018, nhưng chưa nhận được chứng nhận sử dụng vũ khí này.
Mục tiêu tiếp theo của Không quân Hoa Kỳ là chứng nhận các máy bay Vipers F-16C / D có thể được mang bom hạt nhân, và cùng với đó là một số Máy bay tiêm kích tàng hình F-35A.
Dự án bom B61-12 có nhiều sự chậm trễ và gia tăng chi phí. Bom nặng khoảng 825 pounds (374 kg), có giá thành khoảng 27,5 triệu UÂD mỗi quả, tổng chi phí cho 400 quả bom là 11 tỷ USD.