<div> <h3><img alt="Duong sat cao toc Bac - Nam: Cong trinh de doi hay mon no the ky? hinh anh 1 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/07/19/2(3).jpg" /></h3> <div> <p><img alt="Duong sat cao toc Bac - Nam: Cong trinh de doi hay mon no the ky? hinh anh 3 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/07/19/nickchapman.jpg" /></p> <h3>Nicholas Chapman</h3> <p><em>Nhà nghiên cứu</em></p> <ul> <li><span>Twitter</span></li> <li><span>Email</span></li> </ul> <p>Nicholas Chapman là nhà nghiên cứu người Anh hiện làm việc tại Nhật Bản. Ông nhận bằng Tiến sĩ Quan hệ quốc tế của Đại học quốc tế Nhật Bản. Nghiên cứu của ông liên quan tới các vấn đề an ninh quốc tế và nội chính của các nước châu Á - Thái Bình Dương, tập trung vào Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản.</p> </div> <p dir="ltr">Giảm bớt lệ thuộc vào đường bay Hà Nội - TP.HCM, vốn đã là tuyến hàng không đông đúc thứ bảy thế giới, và qua đó góp phần giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường.</p> <p dir="ltr">Kết nối người tham gia giao thông, cho phép họ sống ở những thành phố vệ tinh, giảm áp lực lên các đô thị lớn và từ đó, kích thích tăng trưởng cho cả nước.</p> <p dir="ltr">Tăng năng lực tiếp cận cho du lịch khi giúp du khách di chuyển đến các tỉnh thành nằm dọc tuyến đường như Vinh, Đồng Hới, Quảng Ngãi, Tuy Hòa nhanh chóng và tiện lợi hơn.</p> <p dir="ltr">Những lợi ích của đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam khi được đưa vào vận hành rõ ràng không thể bị coi nhẹ, vì nó có khả năng lan tỏa sự phát triển khắp đất nước.</p> <p dir="ltr">Thế nhưng, trên con đường hiện thực hoá những lợi ích được mường tượng đó, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đang bị bủa vây bởi hàng loạt câu hỏi liên quan đến chi phí.</p> <p dir="ltr">Câu hỏi quan trọng nhất vẫn là: Lấy tiền ở đâu ra?</p> <h3 dir="ltr"><strong>3 phương án và nhiều bài học</strong></h3> <p dir="ltr">Báo cáo tiền khả thi đề xuất 3 phương án vốn: Ngân sách nhà nước trả cho toàn bộ dự án; 80% từ ngân sách nhà nước và 20% thông qua viện trợ phát triển chính thức (ODA); hoặc 80% ngân sách nhà nước và 20% từ tư nhân.</p> <p dir="ltr">Phương án thứ nhất cho thấy mối nguy hiểm lớn nhất lên áp lực nợ công của Việt Nam và sẽ buộc chính phủ phải nâng trần nợ/GDP.</p> <p dir="ltr">Quốc hội từng không thông qua dự án vào năm 2010 với lý do là chi phí quá cao. Vào lúc đó, chi phí ước tính, <abbr class="rate-usd">56 tỷ USD</abbr>, gần bằng 50% GDP của Việt Nam.</p> <p dir="ltr">Gần 10 năm sau, chi phí ước tính là <abbr class="rate-usd">59 tỷ USD</abbr>, tương đương 25% GDP của Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế đã tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên, con số <abbr class="rate-usd">59 tỷ USD</abbr> sẽ đẩy nợ công Việt Nam lên quá mức trần 65% GDP.</p> <blockquote> <p dir="ltr">Phương án cuối cùng, có lẽ là phương án tốt nhất, lại đòi hỏi sự cẩn trọng cực kỳ. <span>Các công ty Trung Quốc và Nhật Bản gần như chắc chắn sẽ đổ xô vào đấu thầu.</span></p> </blockquote> <p dir="ltr">Hai phương án còn lại đều có những vấn đề khác nhau.</p> <p dir="ltr">Phương án thứ hai sẽ đòi hỏi phải có một khoản ODA đáng kể từ Nhật Bản. Nhật Bản rất sốt sắng tham gia vào các dự án phát triển hạ tầng đường sắt của Việt Nam, nhưng ODA từ nước này đòi hỏi cam kết lớn hơn về độ minh bạch và các tiêu chuẩn trong việc phát triển đường sắt cao tốc. Nó cũng đội chi phí lên cao hơn.</p> <p dir="ltr">Phương án cuối cùng, có lẽ là phương án tốt nhất, lại đòi hỏi sự cẩn trọng cực kỳ.</p> <p dir="ltr">Các công ty Trung Quốc và Nhật Bản gần như chắc chắn sẽ đổ xô vào đấu thầu. Các công ty Trung Quốc luôn có tiếng cung cấp những lựa chọn tài chính hấp dẫn. Tuy nhiên, đây thường là các khoản vay, không phải viện trợ. Và vì vậy, Việt Nam đứng trước nguy cơ vấp phải bẫy nợ. Một viễn cảnh không nên bị xem nhẹ.</p> <p dir="ltr">Chỉ cần nhìn qua Lào và kinh nghiệm của họ với đường sắt cao tốc. Bắc Kinh đã cung cấp các khoản vay lãi suất thấp cho Lào để xây dựng đường sắt cao tốc, bắt đầu từ năm 2016. Công trình vấp phải sự chậm trễ, dân địa phương bức xúc vì nhân công Trung Quốc lấp đầy các công trình, đó là chưa kể những nghi ngại liên tục về sức sống cũng như khả năng sinh lời của dự án.</p> <p dir="ltr">Dự án đường sắt đô thị của Hà Nội và TP.HCM cũng cho chúng ta nhiều bài học. Hệ thống đường sắt Hà Đông - Cát Linh do nhà thầu Trung Quốc thi công đang trở thành “cái gai trong mắt” cư dân thủ đô và liên tục bị trì hoãn. Trong khi đó, metro TP.HCM, với hỗ trợ từ Nhật Bản, dù việc triển khai suôn sẻ hơn một cách đáng kể, lại chịu chi phí cao hơn.</p> <h3 dir="ltr"><strong>Nguy cơ vừa tốn kém, vừa vô dụng</strong></h3> <p dir="ltr">Việt Nam có thể cố gắng dựa nhiều hơn vào các nhà sản xuất trong nước để khắc phục các vấn đề trên. Phó chủ tịch Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên từng đề xuất tương tự. Phương án này sẽ giảm nhẹ chi phí và tự động thúc đẩy các nhà sản xuất nội địa, từ đó kéo theo sự bền vững về tài chính.</p> <p dir="ltr">Đài Loan là một ví dụ cho thấy việc quản lý chi phí quan trọng ra sao khi tận dụng các công ty tư nhân để triển khai dự án. Thế nhưng, phương án này cộng với sự trượt giá và khủng hoảng kinh tế đã gây ra những hệ luỵ.</p> <p dir="ltr">Năm 2009, Tập đoàn Đường sắt Cao tốc Đài Loan, đơn vị đang vận hành tuyến đường sắt cao tốc theo hình thức chuyển giao BOT, đứng trên bờ vực phá sản và buộc giới chức Đài Loan phải nhảy vào giải cứu.</p> <p dir="ltr">Trong khi đó, kinh phí cho đường sắt cao tốc của Pháp từ lúc đầu (thập niên 1960) được lấy từ ngân sách chính phủ và các công ty đường sắt nhà nước. Đến năm 2006, Pháp bắt đầu sử dụng mô hình hợp tác công - tư (PPP) để có ngân sách cho hai tuyến cao tốc mới.</p> <blockquote> <p>Chi phí vượt ngưỡng không phải xa lạ gì với các công trình đường sắt cao tốc.</p> </blockquote> <p dir="ltr">Tuy nhiên, chi phí vượt ngưỡng không phải xa lạ gì với các công trình đường sắt cao tốc.</p> <p dir="ltr">Khi dự án đường sắt HS2 của Anh - nối London lên phía bắc - được lên kế hoạch, chi phí dự kiến là <abbr class="rate-usd">46 tỷ USD</abbr>. Đến giữa năm 2019, chi phí đã đội lên <abbr class="rate-usd">69 tỷ USD</abbr> khi việc thi công thật sự chưa bắt đầu. Các báo cáo dự đoán con số này sẽ còn tiếp tục tăng.</p> <p dir="ltr">Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình báo cáo lên Thủ tướng, lưu ý rằng Việt Nam có thể tiết kiệm đáng kể chi phí dự án nếu giảm tốc độ tàu chạy từ 350 km/h xuống 200 km/h. Khi đó, chi phí dự án sẽ giảm xuống còn <abbr class="rate-usd">26 tỷ USD</abbr>.</p> <p dir="ltr">Phương án này có lợi thế trong bối cảnh tuyến đường Hà Nội - TP.HCM chỉ bị kéo dài thêm 2 giờ; tổng thời gian di chuyển sẽ là 8 tiếng. Hơn thế nữa, phương án này mở ra khả năng cho việc vận chuyển hàng bằng đường sắt, vì thường các đoàn tàu chạy hơn 300 km/h không thể dùng cho mục đích vận chuyển hàng.</p> <p dir="ltr">Tuy nhiên, cùng lúc đó thì phương án này sẽ làm giảm tính cạnh tranh của đường sắt cao tốc trước giao thông đường bộ và hàng không. Theo đó, dù chi phí có thể được tiết kiệm, dự án đường sắt cao tốc sẽ trở nên vừa tốn kém vừa vô dụng.</p> <h3 dir="ltr"><strong>Hầu như không có đường lùi</strong></h3> <p dir="ltr">Các dự án cơ sở hạ tầng lớn thường không tránh được việc trở thành miếng mồi cho tham nhũng, không chỉ làm xói mòn lòng tin của người dân mà còn tàn phá hình ảnh dự án.</p> <p dir="ltr">Một cuộc điều tra năm 2014 cho thấy mối liên hệ giữa Ndràngheta, đường dây tội phạm của Italy, với một trong những công ty chịu trách nhiệm xây đường hầm cho tuyến đường sắt nối liền Lyon (Pháp) với Turin (Italy).</p> <p dir="ltr">Vụ bê bối đã tạo thêm áp lực cho dự án, vốn đã gây nhiều tranh cãi từ khi được khởi xướng vào đầu thập niên 1990. Khi đó, dự án vấp phải sự phản đối của người dân địa phương, các nhà hoạt động môi trường và cả nghi ngại về bài toán chi phí - lợi ích. Cho đến nay, dự án vẫn phần lớn nằm trên giấy khi chỉ mới phần đường hầm xuyên núi được khởi công.</p> <blockquote> <p>Nếu đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được triển khai, nguồn lực của cả đất nước sẽ phải dồn vào dự án này.</p> </blockquote> <p dir="ltr">Chỉ riêng quy mô của dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam cũng buộc chúng ta phải đắn đo suy xét. Từ góc nhìn phi tài chính, dự án có tất cả sự đảm bảo để mang lại lợi ích cho Việt Nam. Nhưng tài chính là vấn đề quan trọng và sự thành công của dự án phụ thuộc rất nhiều vào việc các chi phí được trang trải ra sao.</p> <p dir="ltr">Vì vậy, có hai điều nhất thiết Việt Nam phải lưu tâm về dự án này: tính minh bạch và tính hiệu quả. Nếu dự án minh bạch và hiệu quả, nó có thể được triển khai, và khi đó tiền bạc bỏ ra là xứng đáng.</p> <p dir="ltr">Xác định đâu là ưu tiên đầu tư cũng là một câu hỏi lớn cần được trả lời.</p> <p dir="ltr">Nếu đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được triển khai, nguồn lực của cả đất nước sẽ phải dồn vào dự án này. Điều này đồng nghĩa với việc các dự án đường sá, cầu cảng và những công trình khác sẽ không được ưu tiên đầu tư.</p> <p dir="ltr">Một khi tuyến đường sắt đã được xây lên, hầu như sẽ không có đường lùi.</p> </div> <p> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Công trình để đời hay món nợ thế kỷ?
Nếu đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được triển khai, nguồn lực của cả đất nước sẽ phải dồn vào dự án này. Các dự án đường sá, cầu cảng khác sẽ không được ưu tiên đầu tư.
Theo news.zing.vn
21 tỉnh, thành thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính từ 1/12
Thu giữ 4 tấn thịt heo không đảm bảo vệ sinh tại Đồng Nai
Núi nứt dài hơn hàng chục mét, Quảng Bình di dời nhiều hộ dân
Bộ trưởng: Không thể để một bộ phận học sinh "bên lề" giáo dục di sản
Hà Nội và các tỉnh lân cận đang có chất lượng không khí ở mức xấu
Lữ đoàn 47 tinh nhuệ của Ukraine bị đánh tan tác ở Kursk
Chiều hướng phát triển của xung đột Nga-Ukraine dường như ngày càng rõ ràng hơn. Hiện tại, từ chiến trường Kursk đến Zaporozhye, Quân đội Nga đã tiến hành các cuộc vây hãm ác liệt cùng lúc năm thành phố.
Đề xuất chi hơn 256.000 tỉ phát triển văn hóa từ 2025
Chính phủ đề xuất chi 256.250 tỉ đồng đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa từ năm 2023-2035.
Đàn voi cùng người dân tiễn biệt vua voi Tây Nguyên
Đàn voi nhà cùng người dân huyện Lắk (Đắk Lắk) đã diễu hành để tiễn biệt ông Đàng Năng Long vua voi Tây Nguyên về nơi an nghỉ cuối cùng.
Ukraine mất kiểm soát Donbass, 200.000 quân Nga chuẩn bị tấn công Zaporozhye
Theo tờ Bild của Đức ngày 27/10, chỉ trong 3 ngày qua, Quân đội Nga đã chiếm được 8 khu dân cư gồm: Bogoyavlenka, Katerinovka, Alexandro Bol, Gornyak, Selidovo, Shakhtyorskoye, Vishnevoy và Izmailovka. Tất cả những vị trí này đều ở mặt trận Donbass.
Hà Nội: Phạt hàng loạt cơ sở kinh doanh vi phạm an toàn thực phẩm
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố xử phạt vi phạm hành chính 130 triệu đồng đối với 7 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP) từ ngày 14 đến 29/10.
Mặt trận Kursk nóng rẫy: Thiết giáp Nga "xóa sổ" trung đội bộ binh Ukraine
Để cứu vãn tình hình, Quân đội Ukraine phản công toàn diện ở mặt trận Kursk; trong một trận đánh ở làng Zelenyi Shlyakh, xe thiết giáp Nga tấn công chớp nhoáng,"xóa sổ" trung đội bộ binh hạng nhẹ Ukraine.
Vụ ôtô đâm 4 người thương vong ở Hà Nội: Tài xế bị xử lý sao?
Từ thông tin ban đầu vụ tai nạn, Cơ quan điều tra sẽ làm rõ xe ô tô mất lái là do yếu tố kỹ thuật hay có lỗi thiếu chú ý quan sát, không làm chủ tốc độ của người điều khiển phương tiện.
[INFOGRAPHIC] Tương phản chính sách của hai ứng viên Tổng thống Mỹ Trump-Harris
Ứng viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ Kamala Harris và đối thủ Đảng Cộng hòa Donald Trump thể hiện lập trường chính sách khác biệt rõ ràng trong nhiều lĩnh vực quan trọng của đất nước như kinh tế, nhập cư, đối ngoại,...
Bỏ quy định kinh doanh có điều kiện với dịch vụ phòng cháy, chữa cháy
Sáng 1/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Hà Nội: Những trường nào đã mở đăng ký tổ chức tuyển sinh lớp 6?
Theo dự thảo quy chế tuyển sinh THCS và THPT, Bộ cho phép các trường THCS có số học sinh đăng kí vào lớp 6 nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh được thực hiện theo phương thức kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.
Ông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.