Dùng thuốc tuyến giáp không ăn bưởi

(khoahocdoisong.vn) - Bưởi làm tăng lượng thuốc hấp thu qua ruột, có tác dụng cho đến 72 giờ sau khi ăn bưởi. Khi tăng khả năng hấp thu thuốc thì có thể dẫn đến tăng cao tác dụng của thuốc theo yêu cầu, đồng thời cũng tăng cao nguy cơ xảy ra tác dụng phụ và độc tính.

Chị Lê Thu Vân (47 tuổi, Hà Nội) bị bệnh cường giáp đang dùng thuốc điều trị. Nghe nói ăn bưởi tốt cho sức khỏe, nên ngày nào chị cũng uống nước ép bưởi. Gần đây, dù vẫn uống thuốc đều đặn, nhưng chị thấy bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở và sụt cân. Đi kiểm tra lại, bác sĩ tư vấn chị không nên uống nước ép bưởi vì ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc điều trị.

Lời bàn: ThS.BS Nguyễn Khắc Hoàng, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 cho biết, mặc dù, bưởi giàu dinh dưỡng với các vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe nhưng có tương tác với một số loại thuốc điều trị, trong đó có thuốc tuyến giáp. Cụ thể: Bưởi làm tăng lượng thuốc hấp thu qua ruột, có tác dụng cho đến 72 giờ sau khi ăn. Khi tăng khả năng hấp thu thuốc thì có thể dẫn đến tăng cao tác dụng của thuốc theo yêu cầu, đồng thời, cũng tăng cao nguy cơ xảy ra tác dụng phụ và độc tính.

Uống nước ép bưởi làm chậm quá trình hấp thụ của levothyroxin (một hormon tuyến giáp tổng hợp, được sử dụng trong các trường hợp suy giáp) ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Như vậy, khi đang bị sử dụng thuốc tuyến giáp thì tốt nhất không nên ăn bưởi hoặc các món ăn đồ uống chế biến từ bưởi.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top