Đừng bỏ qua hiện tượng nguyệt thực tái xuất

Trong tháng 8

Có thể nhìn thẳng nguyệt thực tái xuất bằng mắt thường

Ông Nguyễn Đức Phường, nhà nghiên cứu về thiên văn – vũ trụ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, nguyệt thực một phần sẽ xuất hiện vào đêm ngày 7, rạng sáng ngày 8/8/2017. Đây là lần nguyệt thực thứ hai trong năm nay. Nguyệt thực nửa tối đầu tiên của năm 2017 xuất hiện vào 11/2/2018, nhưng người dân Việt Nam không quan sát được hiện tượng này. Với nguyệt thực một phần lần này, rất may mắn là người dân Việt Nam hoàn toàn có thể quan sát được hiện tượng này. Theo giờ quốc tế (giờ UTC), Mặt Trăng sẽ đi vào vùng nửa tối của Trái Đất vào lúc 15 giờ 50 phút 02 giây; Mặt Trăng sẽ đi vào vùng bóng tối của Trái Đất lúc 17 giờ 22 phút 55 giây; Mặt Trăng sẽ ra khỏi bóng tối của Trái Đất lúc 19 giờ 18 phút 10 giây; Mặt Trăng sẽ ra khỏi nửa tối của Trái Đất (kết thúc nguyệt thực) vào lúc 20 giờ 50 phút 56 giây. Thời gian nguyệt thực xuất hiện cực đại (dễ quan sát nhất) là 18 giờ 20 phút 27 giây. Sự chênh lệch giữa giờ quốc tế và giờ Việt Nam là 7 giờ.

Khác với nhật thực có thể gây hại cho mắt nếu không quan sát đúng cách, nguyệt thực rất an toàn nên người dân không cần chuẩn bị gì cả. Chúng ta có thể nhìn thẳng bằng mắt thường trong suốt quá trình hiện tượng diễn ra. Tất nhiên, kính nhiên văn, ống nhòm, camera… sẽ là những dụng cụ thiên văn giúp quan sát hiện tượng này rõ nét hơn, đẹp hơn. Đây cũng là sẽ là cơ hội để các tay máy và những người yêu thiên văn ghi lại những hình ảnh đẹp về sự thay đổi của Mặt Trăng khi chúng đi vào Trái Đất.

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/nguyet-thuc-11.jpg

Đừng bỏ qua hiện tượng nguyệt thực tái xuất ảnh 2 Lần nguyệt thực thứ hai trong năm sẽ xuất hiện vào đêm ngày 7/8

Chuyên gia Nguyễn Đức Phường

Ngẩng đầu và ngắm mưa sao băng

Một hiện tượng thiên văn đáng chú ý nữa trong tháng 8 này là trận mưa sao băng Perseids. Perseids là trận mưa sao băng diễn ra vào tháng 8 hằng năm khi Trái Đất đi xuyên qua phần đuôi gồm những mảnh vỡ do một ngôi sao chổi cổ để lại. Sự “bùng nổ” cuối cùng của Perseids là vào năm 2009. Trận mưa sao băng này sẽ cực đại vào đêm 11, rạng sáng 12/8. Tại Việt Nam, người xem có thể chiêm ngưỡng Perseids vào khoảng đêm 12, rạng sáng 13/8. Tốt nhất vào khoảng 1 – 2 giờ sáng ngày 13/8, người dân chỉ cần hướng mắt về phía chòm sao Perseus (trung tâm của trận mưa sao băng Perseids) ở phía chân trời phía Đông. Chúng ta không cần ống nhòm, kính thiên văn hay bất cứ dụng cụ thiên văn nào khác, quan sát bằng mắt trường là tốt nhất. Nếu bạn muốn chụp ảnh, bạn phải sử dụng máy ảnh có chế độ phơi sáng, đặt thời gian phơi sáng dài, tuy nhiên do mưa sao băng rơi rất nhanh (30 – 50km/s), nên việc bạn chụp được hình mưa sao băng rơi rất may rủi.

Mưa sao băng xuất hiện vào mùa hè nên rất dễ quan sát. Nếu trời không mưa, quang mây, bạn rất dễ dàng quan sát hiện tượng này. Để quan sát tốt, hãy chọn một góc nhìn thoáng rộng hướng về phía Đông, một chiếc ghế dài, tư thế nằm thoải mái và kiên nhẫn chờ đợi. Mặc dù mật độ mưa sao băng là lớn, tuy nhiên chúng không phát sáng giống như pháo hoa như nhiều người tưởng. Có thể bạn phải mất vài chục giây, thậm chí là cả chục phút mới có thể nhìn thấy một sao băng vụt qua. Điều đáng nói, bạn đừng gắn mưa sao băng với bất kỳ yếu tố tâm linh nào cả. Hãy ngắm những vệt mưa sao băng vụt sáng trên bầu trời đêm như là một trải nghiệm thú vị để khám phá bầu trời.

Huy Khánh

Theo Đời sống
back to top