Động công dưỡng thận mùa đông giữ cơ thể khỏe mạnh

(khoahocdoisong.vn) - Theo Đông y, thận là cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể; nó được xem như gốc rễ của hoạt động sống và nền móng của sự di truyền. Mùa đông khai mở thận để kết nối vũ trụ sẽ giúp cơ thể khỏe.

Thận khỏe, mọi bộ phận cơ thể đều khỏe

Khái niệm về tạng thận trong Đông y rộng hơn so với Tây y. Nó thực hiện chức năng sinh dục, tiết niệu, nội tiết, xương cốt, huyết dịch cho đến công năng của hệ thống thần kinh. 

Thận là đặc trưng của thái cực, với thận phải là dương và thận trái là âm, có trung tâm điều tiết tại mệnh môn, là gốc của âm dương và là nhà của thủy hỏa. Giữ được mệnh môn là giữ được thận. Nhờ có thận mà cân bằng tâm hỏa và nhu dưỡng gan, mà có tâm bình khí hòa. Thận có chức năng thanh lọc cơ thể, cân bằng âm dương, nhuần dưỡng phủ tạng và tăng cường cho bộ khung xương của cơ thể nên có cơ thể vững chắc (vì cốt tạo hình thể). Thận còn nuôi dưỡng và kích phát tủy sống, làm ổn định hệ thống thần kinh và hệ thống nội môi trong cơ thể.

Thận còn là gốc của tinh, gốc của sinh thực vật chất. Nó sinh tủy, tạo cốt, xây dựng nên hình thể. Thận đảm bảo thái cực âm dương, nên cân bằng tâm hỏa (thủy hỏa ký tế- tức tâm thận giao hòa) làm cho tâm bình khí hòa, điều chỉnh năng lượng toàn thân. Từ thận tạo tinh sẽ hóa khí và hợp nhất với nguyên thần. Từ đó hợp nhất 3 thân (thân vật lý – thân năng lượng và thân tâm linh). Tinh khí thần hợp nhất (tức tam bảo quy nguyên). Vì vậy, thận khỏe sẽ giúp cơ thể khỏe.

Động công phòng và trị bệnh thận

Việc dưỡng thận phải thường xuyên quanh năm, nhưng đặc biệt vào mùa đông. Bởi mùa đông là mùa mà thái cực của vũ trụ chuyển tiếp từ âm sang dương, mùa mà sinh lực của trời đất khai mở thận để kết thông cơ thể với vũ trụ. Việc  tăng cường công năng cho thận là rất quan trọng. Bởi thận là tạng phủ gốc để duy trì sự sống, có trung tâm là mệnh môn. Mệnh môn có nghĩa là cửa của sự sống, là ngôi nhà của âm dương và là trung tâm của thủy hỏa, giữ được thận là giữ được sinh mệnh.

Sau khi khởi động toàn thân để giãn mở cân – cơ – xương. Tập động công các tư thế sau:

Pháp 1: Đứng thẳng, 2 chân rộng hơn vai, 2 tay đặt sau mệnh môn (ở giữa thắt lưng, bàn tay ngửa ra sau). Khi hít vào toàn thân gập về sau 75 độ. Khi thở ra toàn thân gập về phía trước vuông góc 90 độ với cẳng chân, mặt đối đất. Tiếp tục hít vào thì người đứng thẳng, 2 tay mở rộng sang 2 bên như đòn gánh. Thở ra người lại gập xuống như trước, 2 tay thả lỏng song song 2 bên chân. Dừng thở đứng dậy, thực hiện 6 lần.

Pháp 2 - Tâm thận giao hòa: Đứng thẳng, 2 chân mở rộng hơn vai và trụy gối (lỏng gối). Hít vào ta lắc đầu và xoay hông tròn, chiều quay về bên trái, dừng thở đứng dậy. Khi thở ra án thân và gập người về trước (mặt đối đất), sau đó ngừng thở đứng dậy. Tiếp tục quay ngược lại theo hướng bên phải theo quy cách trên. Thực hiện 6 lần.

Pháp 3: Hai chân vẫn đứng rộng hơn vai, 2 tay song song trước mặt. Hít vào xoay eo về bên trái và hạ thấp cột sống, mắt nhìn về sau, 2 bàn tay ép xuống để kích thích thận trái. Thở ra nổi người lên và xoay eo về tư thế ban đầu. Tiếp tục thực hiện bên phải theo quy cách như ban đầu. Thực hiện 6 lần.

Pháp 3 - Khai mở mệnh môn (nằm giữa thắt lưng, đối diện dưới rốn 3 cm phía trước): Vẫn đứng như ở pháp 3. Khi hít vào ý thủ đan điền (khoang bụng dưới). Thở ra ý niệm chuyển sang mệnh môn. Thực hiện 18 hơi thở.

Pháp 5: Dưỡng thận: Vẫn đứng ở tư thế cũ. Khi hít vào ý thủ mệnh môn, thở ra thả lỏng vùng lưng và cảm nhận năng lượng lan tỏa sang 2 thận (2 bên thắt lưng).

BS.VS Nguyễn Văn Thắng (Chưởng môn phái Khí công Thăng Long)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top