<p>... ở (tổ 4, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) hứa hẹn sẽ được nhiều hộ gia đình học tập và áp dụng.</p> <p><span><span><span><span><span><span>Những năm gần đây, do e ngại về thực phẩm bẩn nên nhiều hộ gia đình ở các đô thị lớn có xu hướng tự trồng rau sạch trên sân thượng để tự cung tự cấp. Tuy nhiên, mô hình trồng rau sạch từ rác tái chế thì chưa hẳn nhiều người làm được. </span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Chính vì thế, bà Dương Thị Kim Thoa (tổ 4, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) rất mong muốn mô hình trồng rau từ rác tái chế của mình được nhiều người biết đến và áp dụng vừa phục vụ nhu cầu của mỗi gia đình, vừa góp phần giảm thiểu rác thải sinh hoạt, bảo vệ môi trường sống.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Bà Dương Thị Kim Thoa kể, năm 2012, sau khi thấy anh trai mình mang từ quê lên một xe tải đất, bà Thoa đã xin mấy thùng xốp để đựng đất trồng cây. Tuy nhiên vấn đề phát sinh ở chỗ, do sử dụng phân bón hóa học nên đất nhanh chóng bị bạc màu, cây trồng chỉ được một vụ là phải thay đất. Việc làm phiền hà, tốn công sức mỗi khi phải mua đất, vận chuyển lên tận sân thượng đã khiến cho bà Thoa suy nghĩ rất nhiều.</span></span></span></span></span></span></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="rau sach tu rac thai 1" src="https://khds.1cdn.vn/2019/02/19/rau-sach-tu-rac-thai-1(3).jpg" /> <figcaption>Rác thải hữu cơ được tận dụng để làm phân bón vi sinh, phục vụ việc trồng rau sạch của bà Dương Thị Kim Thoa</figcaption> </figure> </div> <p><span><span><span><span><span><span>“Sau khi tự tìm tòi, tôi quyết định làm phân bón vi sinh từ việc tận dụng rác thải sinh hoạt ở gia đình. Cụ thể, tôi sử dụng những thực phẩm bỏ đi như cơm nguội, cuống rau, ruột cá … sau đó ủ chừng 40 – 50 ngày là tôi đã có phân vi sinh bón cho cây. Sử dụng phân vi sinh tốt hơn phân hóa học rất nhiều, đất hồi phục nhanh sau mỗi đợt trồng cây mới. </span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Nhiều gia đình dùng phân hóa học, cây chỉ cho thu hoạch một lần là chết nhưng cây cối tôi trồng, cho thu hoạch 3 - 4 đợt. Đó là chưa kể việc mình tận dụng được tối đa rác thải trong gia đình, hạn chế được ô nhiễm môi trường” - bà Thoa chia sẻ.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Vườn rau rộng chừng 40 m<sup>2</sup> của bà Thoa lúc nào cũng <span><span>xanh tươi, non mơn mởn của các loại rau cải lá, cải bó xôi, rau muống, cà chua, súp lơ, rau dền Nhật Bản …. Vừa dẫn chúng tôi đi thăm khu vườn, bà Thoa cho vừa cho biết: “Nhiều hàng xóm thấy mô hình này hay nên đã sang nhà tôi học hỏi kinh nghiệm. </span></span></span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span><span><span>Tôi ước lượng, rác thải hữu cơ chiếm tới 50% lượng rác thải sinh hoạt của mỗi gia đình nên nếu chúng ta tận dụng được lượng rác thải này, lượng rác thải ra ngoài tự nhiên giảm được một nửa. Điều này sẽ rất hữu ích khi vừa giảm thiểu được chi phí xử lý rác, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường”. </span></span></span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span><span><span>Hiện nay các cấp, ngành đều xác định rác thải là một nguồn tài nguyên và muốn tận dụng nguồn tài nguyên này thì công tác phân rác tại nguồn là việc làm hết sức quan trọng. Phân loại rác thải từ nguồn cũng không phải đến thời điểm này mới được đề cập tới. Có thể hiểu, đây là hoạt động phân chia rác thải ra các loại riêng biệt như rác vô cơ, hữu cơ… ngay tại nơi thải rác. </span></span></span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span><span><span>Theo nhiều chuyên gia môi trường, nếu thực hiện phân loại rác ngay từ đầu nguồn thì những thứ này hoàn toàn có thể tái chế và lượng rác mang đi xử lý tại các điểm chôn lấp còn lại rất ít. Tuy nhiên hiệu quả thực hiện chủ trương này chưa cao.</span></span></span></span></span></span></span></span></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="rau sach tu rac thai 2" src="https://khds.1cdn.vn/2019/02/19/rau-sach-tu-rac-thai-2(1).jpg" /> <figcaption>Vườn rau sử dụng phân vi sinh được chế từ rác thải sinh hoạt của bà Thoa</figcaption> </figure> </div> <p><span><span><span><span><span><span><span><span>Theo ý kiến riêng của bà Thoa, sở dĩ việc phân rác tại nguồn chưa đạt hiệu quả cao là bởi nó chưa gắn với lợi ích của từng hộ gia đình. “Gia đình tôi có nhu cầu sử dụng chất thải hữu cơ để làm phân vi sinh nên sẽ có ý thức phân loại rác ngay từ ban đầu. Nhưng nhiều gia đình khác do không có nhu cầu làm phân vi sinh nên họ vẫn chưa ý thức việc phân loại rác. </span></span></span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span><span><span>Vì thế tôi rất mong muốn mô hình trồng rau sạch từ rác thải sinh hoạt được nhiều hộ gia đình biết tới và làm theo. Khi họ có nhu cầu thì không cần nhắc nhở họ cũng sẽ tự ý thức” - Bà Thoa tâm sự.</span></span></span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span><span><span>Bà Thoa cũng cho rằng: “S</span></span></span></span></span><span><span><span>au vụ bãi rác Nam Sơn bị ùn ứ, tôi thấy mỗi công dân cần có trách nhiệm, chung tay cùng với các cấp chính quyền, Nếu mỗi người dân biết tận dụng những rác thải sinh hoạt để dùng chúng trong việc tạo ra phân vi sinh bón cho cây thì sẽ giảm được chi phí mua phân bón hóa học, tăng được tuổi thọ cho cây và thu hoạch gấp đôi năng suất”.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Được biết mô hình trồng rau sạch từ rác thải sinh hoạt của bà Dương Thị Kim Thoa đã có sức lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ, nhất là với những người dân phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nọi. Ngoài tạo ra những sản phẩm hữu ích phục vụ cho gia đình và xã hội, việc làm ý nghĩa này còn giúp người dân nâng cao ý thức trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. </span></span></span></span></span></span></p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Độc đáo mô hình trồng rau sạch từ rác tái chế cho mỗi hộ gia đình
Mô hình trồng rau sạch bằng cách tái sử dụng rác thải sinh hoạt để làm phân bón của bà Dương Thị Kim Thoa...
Bắt quả tang cơ sở tái chế dầu nhớt thải loại quy mô lớn
Tái chế chai đựng nước thành chậu trồng rau
Tái chế nilông thành gạch lát nền
Bảo vệ lá gan
Cảnh giác chiêu lừa mới: Nhờ bảo lãnh xin nghỉ phép rồi... “bắt đền”
Chậm công bố kết luận thanh tra sai phạm đất rừng Sóc Sơn vì 'kiêng đầu năm'
Ô tô bị ném chai nước nứt kính trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Thủ tướng đặt 5 bài toán lớn cho ‘tổng tham mưu’ về kinh tế - xã hội
Ly kỳ vụ chuyển nhầm 4,5 tỉ đồng
Hải Dương: Cụm Công nghiệp Phú Thứ xả thải… ô nhiễm bủa vây khu dân cư
Hơn 2.600 học sinh phải nghỉ học vì lũ ngập trường tại Đồng Nai
Diện tích đề xuất thăm dò vàng gốc của Cty Vàng Phước Sơn chồng lấn 7.89ha
Cần nhân rộng mô hình bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật
Chất lượng không khí ở mức rất có hại tại Hà Nội
Ngày 7/10, Hà Nội ô nhiễm không khí nặng, cần lưu ý 4 địa điểm này
Sáng nay 7/10, Hà Nội, TP HCM nằm trong top những thành phố lớn ô nhiễm nhất thế giới, xếp hạng theo dữ liệu của trang IQAir.
Dây rốn quấn cổ 3 vòng, xử trí thế nào để an toàn thai nhi?
37% thai đủ tháng bị dây rốn quấn cổ. Dây rốn quấn cổ làm cản trở vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi, nguy cơ thai nhi sinh nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong trong bụng mẹ…Vậy xử trí thế nào để an toàn?
Cận cảnh nông trại bạt ngàn rau củ, cây ăn trái của Lý Hải - Minh Hà
Ngoài căn biệt thự ở TP HCM, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà còn sở hữu nông trại ở ngoại ô Đà Lạt. Trong nông trại rộng hàng nghìn m2, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà trồng nhiều loại rau củ, cây ăn trái và hoa.
Bão số 5 Krathon vào Biển Đông, giật trên cấp 17
Sáng sớm nay (1/10), bão Krathon đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.
Vì sao Công ty Emivest Feedmill Việt Nam bị xử phạt hơn 280 triệu đồng?
Do có hành vi xả thải vượt quy chuẩn ra môi trường, Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam - Chi nhánh chăn nuôi tại Đồng Nai - bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt hơn 280 triệu đồng.
"Mix" đồ xuống phố trẻ đẹp khi giao mùa
Trong cơn gió se lạnh của mùa thu, diện đồ thế nào để vừa mát mẻ, thoải mái mà vẫn đảm bảo phong cách và thời trang?
Trường hợp về hưu sớm năm 2024 được hưởng nguyên lương
Theo Điều 54 Luật BHXH 2014, hầu hết những trường hợp nghỉ trước tuổi sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng với mức 2% cho mỗi năm nghỉ sớm, trừ một số trường hợp.
Đi làm đồng, người đàn ông phát hiện cá thể rùa răng quý hiếm nặng 15kg
Ngày 15/8, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận một cá thể rùa quý hiếm do người dân giao nộp.
Cá chết hàng loạt tại hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh Quảng Bình
Những ngày đầu tháng 8/2024, tại hồ Rào Đá - hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh Quảng Bình, xuất hiện cá chết bất thường trôi dạt vào bờ.
Hà Nội: San lấp đất nông nghiệp trái phép ở xã Thanh Liệt
Nhiều diện tích đất nông nghiệp dọc tuyến đường Phạm Tu (xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) đã và đang bị san lấp, sử dụng không đúng mục đích đất, đứng trước nguy cơ xóa sổ.