Đinh lăng chữa vết thương

(khoahocdoisong.vn) - Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa L. Harras họ nhân sâm– Araliaceac, dân gian còn gọi là cây gỏi cá, cây nam dương sâm.

Đinh lăng là loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, lá kép 3 lằn xẻ lông chim, lá chót có cuống dài 3-10mm, phiến lá chót có răng cưa không đều, lá có mùi thơm. Cụm hoa hình khuy ngắn gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ, quả dẹt.

Đinh lăng thuộc họ ngũ gia bì, đinh lăng ít độc, thường dùng lá, rễ và vỏ cây phơi hay sấy khô, có tác dụng chữa ho, ho ra máu, tắc tia sữa, kiết lỵ, giảm sốt. Đặc biệt đinh lăng còn giúp cơ thể chống mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng và hoạt động dẻo dai cơ bắp. Cách dùng như sau:

-Chữa tắc tia sữa, vú căng sưng, đỏ nóng và đau nhức, có lúc đau phát sốt. Rễ cây đinh lăng 30-40g cho vào 500ml nước đun cạn còn 250ml uống nóng trong ngày, uống liên tục 3 ngày sữa thông thì ngừng.

-Đinh lăng chữa vết thương. Lấy 1 nắm lá đinh lăng rửa sạch, giã nát đắp lên vết thương, ngày thay 2 lần.

BS Vũ Đức Quang (BV Châm cứu T.Ư)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top