Điều trị sổ mũi, nghẹt mũi lúc giao mùa

Nghẹt mũi là một dấu hiệu thường gặp của đường hô hấp, nhất là mỗi khi thời tiết thay đổi.

 Ảnh minh họa.

Theo BS Nguyễn Thúy Hà, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, niêm mạc vùng xoang bị viêm, sung huyết, tăng tiết chất nhầy làm tắc nghẽn sự lưu thông của xoang, gây nghẹt mũi, sổ mũi. Sau đây là cách điều trị nghẹt mũi, sổ mũi đơn giản tại nhà:

Rửa mũi và xông mũi: Pha nước muối loãng ấm hoặc dùng nước muối sinh lý 0,09% bơm rửa mũi và xì sạch hết chất nhầy ra để xoang thông thoáng. Tiếp theo dùng nước lá xông, hoặc nước nóng nhỏ một vài giọt dầu gió, tinh dầu bạc hà… hít sâu vào mũi.

Xoa bóp hai bên sống mũi: Dùng ngón cái, ngón trỏ day bóp hai bên đầu xương sống mũi, đầu lông mày, hai bên cánh mũi, đầu chóp mũi. Đơn giản hơn là lấy ngón cái và ngón trỏ hoặc hai nhón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sống mũi, làm nhiều lần trong ngày để dễ thở hơn.

Dùng thuốc xịt mũi có tác dụng co mạch: Có rất nhiều nguyên nhân gây nên nghẹt mũi: polyp, chỉnh sửa vách ngăn, viêm xoang, nạo VA, cảm cúm… Để điều trị, các bác sĩ, dược sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc nhằm giảm tình trạng nghẹt mũi, thông dụng là Coldi B. Coldi B là thuốc nhỏ mũi của Công ty CP Dược phẩm Nam Hà, một công ty dược hàng đầu Việt Nam với bề dày 60 năm trong nghề đã có nhiều sản phẩm được tín nhiệm trong và ngoài nước. Coldi B có chứa hoạt chất oxymetazolin hydroclorid, có tính chất làm co mạch niêm mạc mũi, họng do tác dụng cường giao cảm alpha và giảm tiết dịch của niêm mạc mũi. Do đó có tác dụng tốt trong điều trị tại chỗ các trường hợp ngạt mũi, sổ mũi do viêm mũi, viêm xoang, viêm mũi họng, cảm cúm.

Coldi B gây co mạch tại chỗ giúp giảm tiết dịch trong mũi, xoang nên góp phần làm giảm tắc mũi, giúp bạn dễ thở hơn. Mỗi ngày xịt thuốc vào mũi 2-3 lần. Cầm lọ thuốc theo phương thẳng đứng xịt thử vào không khí cho tới khi được làn sương mù đồng đều, hướng thẳng vào mũi xịt dứt khoát đồng thời hít nhẹ để thuốc đi sâu vào trong khoang mũi. Thuốc gây co mạch không được dùng cho những người bị viêm mũi teo, trẻ em dưới 8 tuổi, phụ nữ có thai, người mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Thận trọng khi sử dụng với người có bệnh tăng huyết áp, bệnh tim, cường tuyến giáp.

Để điều trị hiệu quả, cần tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ nhất là các trường hợp nghẹt mũi mạn tính, kéo dài, cần phải tìm nguyên nhân tận gốc mới điều trị hiệu quả. Không nên dùng thuốc quá 10 ngày vì có nguy cơ mắc lại ngạt mũi và viêm mũi do thuốc. Không nên sử dụng thuốc quá 30 ngày sau khi mở nắp.

Điều trị sổ mũi, nghẹt mũi lúc giao mùa ảnh 2

TV.

Theo Đời sống
back to top