Hỏi: Vải thiểu Lục Ngạn (Bắc Giang) phải đáp ứng các điều kiện nào để được bảo hộ tại Nhật Bản?
Nguyễn Hoàng Lan (Hà Nội)
Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ KH&CN: Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản vừa cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với vải thiều huyện Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang. Vải thiều huyện Lục Ngạn là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được cấp bằng chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Quả vải to đều, chín đỏ đẹp, vị ngọt đậm, vận chuyển không bị dập nát là đặc điểm dễ thấy của vải Lục Ngạn. Do điều kiện thời tiết và đất đai của các xã này có nhiều khác biệt so với xã vùng thấp nên quả vải nơi đây chín muộn hơn từ 10 - 15 ngày. Vì vậy, vải thiều muộn vùng cao Lục Ngạn ngày càng nổi tiếng, dễ tiêu thụ. Đây là loại vải thiều canh tác theo mô hình quy trình VietGAP và GlobalGAP (tiêu chuẩn toàn cầu về nông nghiệp) thuộc các vùng sản xuất có đủ điều kiện để tiếp tục chỉ đạo chăm sóc phục vụ xuất khẩu.