Vải thiều Bắc Giang: Được mùa, được giá

(khoahocdoisong.vn) - Bắc Giang là “Kinh đô” của vải thiều. Những ngày này Bắc Giang đang tập trung rất cao cho công tác thu hoạch và tiêu thụ vải thiều, người dân trồng vải thiều đang kỳ vọng vào một mùa vụ bội thu. 

Sáng ngày 6/6, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2020. Hội nghị có sự góp mặt của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện tại 61 điểm cầu trong cả nước và 4 điểm cầu tại các tỉnh Vân Nam, Quảng Châu của Trung Quốc. 

Nâng tầm chất lượng quả vải

Thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ vải thiều của tỉnh Bắc Giang trong năm 2020, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lại Thanh Sơn cho biết, diện tích trồng vải toàn tỉnh đjat 28.100ha, sản lượng ước đạt 160.000 tấn, tăng khoảng 10.000 tấn so với năm 2019. Trong đó, vải thiều chính vụ sẽ rơi vào giứa tháng 5 đến cuối tháng 7, sản lượng khoảng 115.000 tấn.

Thủ tướng cắt băng động viên đoàn xe vải thiều đi tiêu thụ trong và ngoài nước.

Thủ tướng cắt băng động viên đoàn xe vải thiều đi tiêu thụ trong và ngoài nước.

Đặc biêt, 53% diện tích trồng vải đạt tiêu chuẩn an toàn VietGap, Global Gap, sản lượng ước đạt 110.000 tấn (68,7% tổng sản lượng). Lượng vải này đạt chất lượng kiểm định của nhiều nước, là tiền đề để tỉnh tổ chức đưa thương hiệu vải thiều Bắc Giang ra thế giới.

Đánh giá về chất lượng vải thiều của Bắc Giang, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh nhận định, cùng với chất lượng được duy trì, cải thiện, vải Bắc Giang ngày càng chú trọng áp dụng các quy trình thực hành nông nghiệp tốt, nâng cao an toàn thực phẩm. Vải thiều Bắc Giang không chỉ là đặc sản trong nước mà còn chinh phục được nhiều thị trường khó tính, được bảo hộ nhãn hiệu tại 8 quốc gia.

Vì vậy, để đảm bảo mùa vụ vải thiều thắng lợi toàn diện, Thứ trưởng đề nghị tỉnh Bắc Giang tiếp tục hướng dẫn người trồng vải các kỹ thuật canh tác, thu hoạch để đảm bảo vải thiều có chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh

Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19, tỉnh Bắc Giang đã chủ động xây dựng các kịch bản tiêu thụ vải tương ứng với mức độ kiểm soát dịch bệnh. Trong trường hợp xấu nhất là vải chỉ tiêu thụ được trong nước, thì đây vẫn là một thị trường tiềm năng với dân số 100.000 triệu người.

Do đó, kể từ đầu vụ, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan phối hợp với các Bộ, ngành trung ương, các tỉnh, thành phố, kết nối với các tập đoàn phân phối, chợ đầu mới, các doanh nghiệp như: Aeon, Central Group, Bic C, chợ đầu mối nông sản của Hà Nội và TP. Hồ chí Minh… để vải thiều được tiêu thụ thuận lợi.

Song song với đó, ông Sơn cho biết, Trung Quốc vẫn là thị trường truyền thống, do đó đã có nhiều sự trao đổi giữa tỉnh Bắc Giang và các cơ quan, đơn vị chức năng nước bạn để tạo hành lang thông thoáng cho quả vải.

Do đó, đối với công tác sản xuất và xuất khẩu sang Trung quốc, tỉnh Bắc Giang tiếp tục duy trì 149 mã số vùng trồng tại 4 huyện, với diện tích trên 15.856ha, sản lượng ước đạt 94.400 tấn. Đồng thời đề nghị phía Trung Quốc chấp thuận, bổ sung 202 cơ sở đóng gói, nâng tổng số lên 288 cơ sở đóng gói trên toàn tỉnh.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lại Thanh Sơn thông tin về tình hình sản xuất vải vụ 2020

Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lại Thanh Sơn thông tin về tình hình sản xuất vải vụ 2020

Ngoài ra, tại thị trường Nhật bản, tỉnh Bắc Giang phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn lựa chọn đề nghị phía Nhật bản chấp thuận 19 mã số vùng trồng, diện tích 103ha với 107 hộ nông dân tham gia. Đối với thị trường Mỹ, Úc, EU… duy trì 18 mã số vùng trồng sản lượng trên 1.500 tấn.

Song song với đó, tỉnh cũng đã chuẩn bị các kho bãi tập kết, thùng xốp đá cây để bảo quản vải, các điểm cân vải thiều tập trung,…

Với những công tác chuẩn bị trên, đến nay đã có nhiều doanh nghiệp, thương nhân trong và ngoài nước đăng ký thu mua và xuất khẩu vải thiều của Bắc Giang với các thủ tục giao thương diễn ra thuận lợi.  Ước tính trong niên vụ này, tổng sản lượng vải thiều xuất khẩu sẽ đạt khoảng 80.000 tấn (50% tổng sản lượng), trong đó chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Lạc quan đầu ra

Tại Hội nghị, đại diện nhiều tập đoàn, chợ đầu mối, hiệp hội hoa quả trong và ngoài nước đã cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc tiêu thụ vải thiều.

Bà Phạm Thị Thùy Linh, đại diện Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam cho biết, Tập đoàn sẽ tiếp tục đưa vải vào tiêu thụ tại hệ thống 38 siêu thị BigC & Go của mình, đồng thời tổ chức Tuần hàng nông sản để kích cầu tiêu dùng.

Còn đại diện chợ đầu mối Thủ Đức cho biết, năm nay vải chính vụ sẽ rơi vào tết Đoan ngọ, nên nhu cầu của người dân miền trong cao. Ước tính riêng chợ đầu mối Thủ Đức sẽ cần khoảng 15.000 – 20.000 tấn vải.

Bà Phạm Thị Thùy Linh cam kết sẽ đưa vải thiều vào hệ thống 38 siêu thị BigC & Go

Bà Phạm Thị Thùy Linh cam kết sẽ đưa vải thiều vào hệ thống 38 siêu thị BigC & Go

Tại hội nghị, chia sẻ về lợi thế của vải thiều Bắc Giang, ông Lăng Tinh Cương, đại điện doanh nghiệp tại Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc) cho biết, với đặc tính quả to, cùi dày, hạt nhỏ, vị ngọt, vải thiều Bắc Giang đang rất được ưa chuộng tại nhiều thành phố lớn tại Trung Quốc như như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thẩm Quyến. Hiện nay thương hiệu vải Bắc Giang đã vô cùng nổi tiếng trên đất Trung Quốc.

Tuy nhiên, để việc xuất khẩu vải được diễn ra thuận lợi, đại diện Hiệp hội hoa quả thành phố Bằng Tường, ông Thang Thành Vĩ cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam nên đảm bảo về chất lượng quả vải, bao bì đóng gói theo đúng yêu cầu và đảm bảo đúng số lượng khi giao hàng tại cửa khẩu, tránh trường hợp kiểm dịch không đạt yêu cầu sẽ bị trả lại sẽ ảnh hưởng đến quá trình giao dịch.

Việc giao lưu hợp tác thương mai giữa hai nước là vô cùng quan trọng, giúp nông dân cả hai bên có thu nhập và cần tiếp tục tăng cường xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa hai quốc gia.

Về phía thủ tục hải quan, đại diện tỉnh Lạng Sơn cho biết, ngay từ  đầu tháng 5/2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành của tỉnh, các lực lượng tại cửa khẩu tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho vải và các loại quả tươi đặc sản của các tỉnh xuất khẩu. Tính đến nay đã có hơn 600 tấn vải được thông quan. Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tạo điều kiện về về thủ tục hành chính, thủ tục kiểm dịch, thông quan, làm thêm giờ và ưu tiên phân luồng riêng cho xe chở vải thiều xuất khẩu.

Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang Lê Thị Thu Hồng kỳ vọng vải thiều Bắc Giang được mùa, được giá

Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang Lê Thị Thu Hồng kỳ vọng vải thiều Bắc Giang được mùa, được giá

Ông Nguyễn Công Trưởng, Phó Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn cũng cho rằng, để việc tiêu thụ vải thiều thuận lợi, các doanh nghiệp, thương nhân nên từng bước chuyển từ loại hình xuất khẩu tiểu ngạch biên giới sang xuất khẩu chính ngạch, tuân thủ đầy đủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa, truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm, tem nhãn, quy cách đóng gói.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ tỉnh Bắc Giang thực hiện các hoạt động xúc tiến tiêu thụ quả vải, nâng tầm giá trị quả vải thiều Việt Nam.

Còn Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang Lê Thị Thu Hồng hy vọng sau hội nghị và Lễ xuất hành chuyến xe vải thiều đi tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài nước sẽ tiếp tục là một năm thành công của người dân trồng vải Bắc Giang và của doanh nghiệp, thương nhân tham gia tiêu thụ vải thiều.

Sau hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ cắt băng động viên đoàn xe vải thiều xuất hành đi tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài nước. Ngay sau khi cắt băng, đoàn xe container chở vải đi tiêu thụ tại các thị trường như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Trung Quốc, Nhật Bản…

Sau Hội nghị, tỉnh Bắc Giang cũng đã bấm nút khai trương Sàn giao dịch điện tử “Vải thiều Bắc Giang”. Sàn giao dịch trực tuyến vải thiều sẽ là mô hình mẫu để chúng ta có những sàn giao dịch trực tuyến nông sản tại các địa phương khác, với các loại như xoài, dưa hấu, nhãn....," ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương kỳ vọng.

Theo Đời sống
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
Agribank- vun trồng “mầm xanh”, gieo những hy vọng

Agribank- vun trồng “mầm xanh”, gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục – những hạt giống sẽ lớn lên.
back to top