Đồng ý cho thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam mua vải thiều

(khoahocdoisong.vn) - UBND huyện Lục Ngạn, Bắc Giang vừa thông tin về việc tiêu thụ vải thiều. Theo đó, dự kiến có 3 phương án tiêu thụ vải thiều và Thủ tướng đồng ý cho 309 thương nhân Trung Quốc sang thu mua vải thiều.

Ông La Văn Nam, Chủ tịch huyện Lục Ngạn cho biết, trước những khó khăn do tình hình dịch Covid-19, huyện đã chủ động đưa ra 3 phương án tiêu thụ vải thiều. Phương án 1, nếu tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài ở cả trong nước và trên thế giới. Việc tiêu thụ chủ yếu ở trong nước và chế biến. Giải pháp hàng đầu là đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ nội địa, chế biến (sấy khô, đóng hộp, ép nước) và trữ lạnh.

Nếu theo phương án 1, dự kiến tiêu thụ vải tươi trong nước khoảng 60.000 tấn; chủ yếu là thị trường phía Nam, TPHCM, Hà Nội, miền Trung (Đà Nẵng)... Vải tươi xuất khẩu khoảng 20.000 tấn, chủ yếu là thị trường Trung Quốc (qua cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai...) và một số thị trường khác như Australia, Pháp, Mỹ, Anh, Nhật Bản...

Phương án 2, nếu tình hình dịch được kiểm soát nhưng chưa hết, tập trung đẩy mạnh tiêu thụ nội địa; xuất khẩu thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á và chế biến. Dự kiến sản lượng tiêu thụ vải thiều tươi khoảng 70.000 tấn; trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 34.000 tấn và xuất khẩu 36.000 tấn. Các hình thức khác khoảng 15.000 tấn, như sấy khô 5.000 tấn, bảo quản lạnh, ép nước, chế biến 10.000 tấn.

Phương án 3, nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 được ngăn chặn hiệu quả, các hoạt động xuất nhập khẩu trở lại bình thường, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ như những năm trước. Hình thức tiêu thụ chủ yếu là bán quả vải tươi và chế biến vải thiều tại chỗ. Cụ thể, vải thiều tươi tiêu thụ khoảng 81.000 tấn (tiêu thụ trong nước khoảng 36.000 tấn và xuất khẩu: 45.000 tấn). Chế biến sấy khô, ép nước, đóng hộp... khoảng 4.000 tấn.

Ông Nam cho biết, năm nay, sản lượng vải thiều của tỉnh Bắc Giang ước đạt 160.000 tấn. Trong đó, huyện Lục Ngạn đạt khoảng 85.000 tấn. Vải chín sớm thu hoạch từ ngày 25/5. Vải thiều chính vụ thu hoạch từ ngày 10/6 - 30/7. Đến ngày 29/5/2020, toàn huyện thu hoạch, tiêu thụ được 415 tấn vải chín sớm,với giá bán từ 35.000 – 40.000đ/kg. Vải sớm ở huyện Lục Ngạn vào vụ thu hoạch với giá khá cao (từ 35000 - 40.000đ/kg).

Cũng theo ông Nam, hiện các cơ quan chức năng ở tỉnh Bắc Giang đang tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều theo phương án 2. Tỉnh Bắc Giang đã đề xuất với Chính phủ cho khoảng 300 thương nhân Trung Quốc sang thu mua vải thiều bằng visa du lịch. Thủ tướng đồng ý để 309 thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam phục vụ việc mua vải thiều, nhưng phải cách ly theo quy định. Tỉnh Bắc Giang đã giao Sở Y tế tỉnh và UBND huyện Lục Ngạn thực hiện việc đón và cách ly thương nhân Trung Quốc, bố trí 5 khách sạn, nhà nghỉ để đón thương nhân nước ngoài đến cách ly y tế tập trung đủ 14 ngày. Dự kiến, đầu tháng 6, các thương nhân Trung Quốc và chuyên gia Nhật Bản sang Lục Ngạn để phục vụ việc thu mua vải thiều.

Theo Đời sống
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
back to top