Điều gì sẽ đến sau đại dịch Covid-19?

(khoahocdoisong.vn) - Dịch Covid-19 rồi sẽ lắng dịu khi văcxin ngừa Covid-19 bao phủ toàn dân và các thuốc kháng virus như monulpiravir được sử dụng đại trà. Chúng ta sẽ sống cùng virus SARS-CoV-2, có lẽ khó quay lại như cũ, hãy sẵn sàng tâm lý, thích nghi với sự ổn định mới.

Sau hơn 3 tháng chống dịch, các chính sách công từ Bộ Y tế và chính quyền các cấp đã có nhiều chuyển biến tích cực và phù hợp với tình hình. Hiện tại, ngành y tế tập trung vào 2 mũi nhọn chính là điều trị các ca bệnh nặng và thực hiện miễn dịch cộng đồng thông qua chương trình tiêm văcxin ngừa Covid-19.  

Hiện tại, ngành y tế tập trung vào 2 mũi nhọn chính là điều trị các ca bệnh Covid-19 nặng và nguy kịch...
Hiện tại, ngành y tế tập trung vào 2 mũi nhọn chính là điều trị các ca bệnh Covid-19 nặng và nguy kịch... 

Cả nước chống dịch đã có những bước chuyển hướng đúng đắn, chấp thuận việc lên kế hoạch sống cùng virus SARS-CoV-2 lâu dài, hơn là cố gắng tìm cách thanh thải triệt để nó ra khỏi xã hội.

Trong tương lại, bệnh Covid-19 có thể được xử trí như một bệnh cảm cúm thông thường. Văcxin hiệu quả sẽ là lời giải cho bài toán giảm lây lan và thuốc kháng virus tiềm năng sẽ là lời giải cho câu chuyện giảm tử vong. 

... và thực hiện miễn dịch cộng đồng.
... và thực hiện miễn dịch cộng đồng.

Tuy nhiên, mỗi cá nhân đều có thể phải đối đầu với những vấn đề chính sau đây khi lên kế hoạch sống cùng virus. Các vấn đề chính sách cần lên phương án sớm để tránh những tình huống bị động, làm kéo dài thiệt hại do dịch gây ra.  

Cần linh động theo tình hình

Cuộc chiến sinh tử cùng virus SARS-CoV-2 ở khoảng 15 - 20% cá thể mắc bệnh. Mặc dù hơn 95% bệnh nhân sẽ lành bệnh, nhưng số ca nặng và tử vong vẫn để lại nhiều mất mát lâu dài cả về thể chất và tinh thần cho gia đình.

Những ca viêm phổi nghiêm trọng sau khi phục hồi sẽ còn nhiều di chứng về sức khỏe, cần được tập thở qua vật lý trị liệu để tái hoà nhập cuộc sống. Sự tổn thương phổi do virus SARS-CoV-2 cũng gây ra hậu quả tương tự như các trường hợp lao kê, mô phổi sẽ bị xơ sẹo sau khi khỏi bệnh, do đó bệnh nhân vẫn cần nhận được sự chăm sóc y tế lâu dài trong giai đoạn tiếp theo.

Sự thần tốc khi triển khai kế hoạch phủ văcxin ngừa Covid-19 cần được xem xét thận trọng. Trong khi chờ đợi miễn dịch cộng đồng, việc tụ tập quá đông người tại một thời điểm sẽ đưa đến vòng xoáy ốc lây lan virus. Một chiến lược quản lý thời gian và số lượng người đến tiêm chặt chẽ tại từng địa phương sẽ giúp giải quyết được vấn đề. Các khu cách ly tập trung nên tinh giảm bớt, người bệnh cách ly tại nhà sẽ chủ động được điều kiện dinh dưỡng và tâm lý, mau hồi phục hơn.

Vấn đề sức khoẻ của từng cá nhân phải do họ chủ động quyết định. Khi họ có bệnh, họ sẽ liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để đáp ứng được nhu cầu giúp đỡ nhanh nhất. Trước nay, chúng ta xử lý các nhóm bệnh khác như thế nào, thanh toán viện phí và bảo hiểm ra sao, bây giờ hãy xử lý Covid-19 tương tự như vậy.

Chính sách “bao cấp” để cấp phát thuốc cho F0, để cung ứng văcxin ngừa Covid-19 cho người dân, để làm các xét nghiệm tầm soát cộng đồng... đã cho thấy nhiều bất cập. (Ảnh minh họa)
Chính sách “bao cấp” để cấp phát thuốc cho F0, để cung ứng văcxin ngừa Covid-19 cho người dân, để làm các xét nghiệm tầm soát cộng đồng... đã cho thấy nhiều bất cập. (Ảnh minh họa)

Những bệnh nhân có nhu cầu được điều trị theo hình thức tư nhân cứ để họ được tự do lựa chọn, những bệnh nhân nào không đủ điều kiện kinh tế, bảo hiểm và các chính sách công sẽ chịu trách nhiệm giúp đỡ. Chúng ta cần linh động theo tình hình, không nên cứng nhắc theo một cơ chế nào cả, phải huy động một cách hợp lý nhất những nguồn lực đa ngành đang có và giảm tối đa tình trạng quá tải cho ngành y tế.

Chúng ta không phải chỉ đối mặt với một mình bệnh Covid-19

Xã hội đang không phải chỉ đối mặt với một mình bệnh Covid-19. Nhiều trường hợp cấp cứu nội ngoại khoa như sỏi mật, sỏi niệu quản, viêm ruột thừa, gãy xương, thai ngoài tử cung… hay thậm chí như các trường hợp chạy thận nhân tạo định kỳ. 

Nhu cầu điều trị là như nhau giữa các bệnh nhân, không thể chậm trễ hay từ chối cứu người. Do vậy, các cơ sở điều trị phải chuẩn bị sẵn lực lượng và thiết bị dành riêng cho bệnh nhân Covid-19, phân thành 2 luồng điều trị cấp cứu. Trong tương lai, khi Covid-19 có thể lùi bước lại như một tình trạng cảm cúm thông thường, sự phân luồng này có thể gỡ bỏ. 

Xã hội không chỉ đối mặt với một mình bệnh Covid-19, nhiều trường hợp cấp cứu nội ngoại khoa cũng đang hiện hữu như sỏi mật, viêm ruột thừa, gãy xương, thai ngoài tử cung… hay thậm chí chạy thận nhân tạo định kỳ.
Xã hội không chỉ đối mặt với một mình bệnh Covid-19, nhiều trường hợp cấp cứu nội ngoại khoa cũng đang hiện hữu như sỏi mật, viêm ruột thừa, gãy xương, thai ngoài tử cung… hay thậm chí chạy thận nhân tạo định kỳ.

Trong thời gian vừa qua, những bệnh nền gặp nhiều khó khăn trong khâu quản lý, khám và điều trị vì nhân lực y tế phải tham gia chống dịch, bệnh nhân sợ nhiễm virus nên không đi khám.

Trước mắt, các đơn vị khám chữa bệnh có thể chuyển đổi tạm sang hình thức online qua các phần mềm điện thoại, xét nghiệm và thuốc có thể được đưa đến tận nhà cho bệnh nhân.

Tất cả phối hợp cùng nhau để mang đến sự an sinh xã hội tốt nhất cho người bệnh. Tương lai, chúng ta sẽ sống lâu dài cùng virus SARS-Cov-2, do đó nhiều vấn đề sinh hoạt của xã hội có thể sẽ không thể quay lại như cũ, hãy chuẩn bị sẵn tâm lý và phương án thích nghi cho sự ổn định mới. 

Hội chứng "cháy sạch"

Hội chứng này là một thuật ngữ tâm lý - y khoa - xã hội nói về tình trạng kiệt sức hoặc giảm sút nghiêm trọng năng suất lao động sau một thời gian dài đối mặt với mất ngủ, chóng mặt, lo sợ, hoảng loạn...

Câu chuyện về tinh thần của mỗi người dân, gồm sang chấn tâm lý, tổn thương kinh tế và hội chứng “cháy sạch”... cũng là điều đáng lo hậu Covid-19.
Câu chuyện về tinh thần của mỗi người dân, gồm sang chấn tâm lý, tổn thương kinh tế và hội chứng “cháy sạch”... cũng là điều đáng lo hậu Covid-19.

Đây là kết quả của các tiêu cực liên hoàn liên quan đến công việc, sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần. Nếu không nhanh chóng khắc phục lại được nền kinh tế, hoạt động lại chợ búa, sản xuất, giao thông... nền kinh tế sẽ suy kiệt không hồi phục.

Người dân không thể tiếp tục gồng mình chống dịch tại nhà khi mà tiền dự trữ cứ ngày càng vơi đi, gánh nặng cuộc sống gia đình vẫn cứ đè nặng lên vai. Trợ cấp từ quỹ chính sách công chỉ là hình thức ngắn hạn, không thể thay thế lâu dài cho cuộc mưu sinh của mỗi cá nhân.

Nếu không nhanh chóng khắc phục lại nền kinh tế, hoạt động lại chợ búa, sản xuất, giao thông... nền kinh tế sẽ suy kiệt không hồi phục.
Nếu không nhanh chóng khắc phục lại nền kinh tế, hoạt động lại chợ búa, sản xuất, giao thông... nền kinh tế sẽ suy kiệt không hồi phục.

Trong y khoa có một câu châm ngôn rất hay của tác giả William Osler: "Bệnh nhân phải trải qua hai lần lành bệnh, một lần phục hồi từ bệnh và một lần phục hồi từ thuốc". Về phương diện chính sách cũng tương tự, mỗi người dân đều trải qua hai lần lành lặn, một lần phục hồi từ dịch bệnh và một lần phục hồi từ các chính sách chưa hợp lý.

ThS.BS Lê Quốc Tuấn (Bộ môn Sinh Lý - Sinh Lý Bệnh Miễn dịch, Đại học Y Dược TPHCM)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Bài tập yoga tăng tuần hoàn não

Bài tập yoga tăng tuần hoàn não

Hoạt động của não bộ hoàn toàn phụ thuộc vào sự nạp máu. Nếu việc nạp máu cho não bộ bị ngưng lại dù chỉ 2 phút sẽ tổn thương nghiêm trọng. Để tăng tuần hoàn não, ngoài chế độ dinh dưỡng, thuốc, tập luyện giữ vai trò quan trọng.
back to top