Dịch cúm bùng phát, dân săn lùng tamiflu

(khoahocdoisong.vn) - Trước tình trạng dịch cúm A bùng phát, người dân cần lưu ý: Việc chăm sóc quan trọng hơn dùng thuốc. Sử dụng tamiflu sau 48 giờ kể từ khi có triệu chứng cúm thì kết quả điều trị không khác gì không dùng thuốc...

Cẩn thận các biến chứng nguy hiểm

Trong vòng hơn một tháng qua, các bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã khám và điều trị cho hơn 3.066 lượt người bệnh có triệu chứng cúm. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi ngày có khoảng 100-130 bệnh nhi đến khám với các biểu hiện nghi ngờ cúm, trong đó 15- 30 bệnh nhi mắc cúm phải nhập viện điều trị tại Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em.

TS Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh Nhiệt đới trẻ em cho biết, nhiệt độ và độ ẩm hiện nay rất thích hợp cho virus tồn tại và phát triển trong không khí. Số lượng bệnh nhân đến khám tăng cao. Đa phần với cúm chỉ cần hạ sốt nên không cần phải nhập viện. Tuy nhiên, khi chăm sóc bệnh nhân cúm cần chú ý tới các biến chứng nguy hiểm.

Theo TS Hải, các biến chứng thường gặp nhất của cúm là là viêm phế quản, viêm phổi nhưng gần đây đã xuất hiện các trường hợp viêm cơ tim, viêm não và một số trường hợp nặng bị suy đa phủ tạng nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy, khi bị cúm cần phải theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng và cho nhập viện kịp thời để điều trị. 

Bệnh nhi mắc cúm đang được điều trị tại Trung tâm bệnh Nhiệt đới trẻ em

Bệnh nhi mắc cúm đang được điều trị tại Trung tâm bệnh Nhiệt đới trẻ em

Sau 5 ngày sử dụng tamiflu 60% bệnh nhân vẫn còn virus cúm

Trước thực trạng dịch cúm A bùng phát, nhiều người dân đổ xô đi mua thuốc Tamiflu khiến giá mặt hàng này bị đẩy lên cao gấp 3-4 lần, hiện giá dao động khoảng từ 150.000 đ- 200.000 đ/viên.

TS Hải phân tích, tamiflu có thành phần chính là oseltamivir là một thuốc kháng virus, ức chế virus nhân lên và làm giảm khả năng bám dính của virus ở niêm mạc đường hô hấp chứ không có chức năng diệt virus.

Với cúm A, nếu sử dụng tamiflu sau 48 giờ kể từ khi có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi hoặc sau vài tiếng bắt đầu sốt thì kết quả điều trị không khác gì không dùng thuốc. Nghiên cứu này đã được bệnh viện báo cáo từ năm 2009 khi dịch cúm A/H1N1 bùng phát và mới đây nhất vào tháng 9/2019 tại hội nghị cúm quốc tế ở Singapore. Báo cáo cho thấy, sau 5 ngày sử dụng tamiflu vẫn còn 60% bệnh nhân còn virus cúm trong họng, sau 10 ngày vẫn còn 30-40%. Ngay cả các trường hợp uống tamiflu từ rất sớm, chỉ giúp bệnh nhân giảm nhẹ các triệu chứng, sốt nhẹ hơn và có thể nhanh khỏi hơn từ nửa ngày đến 1 ngày so với bệnh nhân không dùng thuốc.

Vì vậy, theo TS Hải, khi mắc cúm, điều quan trọng nhất không phải là sử dụng tamiflu mà là vấn đề chăm sóc. Trước hết, chú ý hạ sốt, kiểm soát nhiệt độ dưới mức 38,5 để tránh co giật; Chú ý vệ sinh đường hô hấp bằng cách dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi, súc miệng hàng ngày để vệ sinh họng, làm sạch vi khuẩn, tránh bội nhiễm, hạ sốt nhanh hơn; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

Ngoài ra, cần chú ý uống đủ nước, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và chăm sóc tốt...   

Người dân không tự ý điều trị tamifflu

Trước sự gia tăng về nhu cầu sử dụng thuốc tamiflu 75mg để phòng và điều trị bệnh cúm mùa, Cục Quản lý Dược đã yêu cầu các đơn vị tăng cường việc nhập khẩu thuốc này về Việt Nam. Hiện nay, số lượng thuốc tamiflu 75mg tồn kho tại công ty phân phối là 1.720 viên. Cục Quản lý Dược đã điều động 1.000 viên thuốc Tamiflu 75mg cho Bệnh viện Nhi Trung ương.

Lô hàng nhập khẩu 50.000 viên thuốc Tamiflu dự kiến được nhập khẩu về Việt Nam vào ngày 26/12/2019. Lô thuốc Tamiflu tiếp theo khoảng 140.000 viên 75mg sẽ tiếp tục được nhập khẩu về trong tháng 01/2020.

Cục Quản lý Dược đề nghị người dân không tự ý điều trị, chỉ sử dụng thuốc tamiflu khi được bác sĩ kê đơn. Việc tự sử dụng thuốc không theo đơn của bác sĩ sẽ không đảm bảo an toàn và gây kháng thuốc. 

Theo VietnamDaily
Sởi có khả năng xóa trí nhớ miễn dịch

Sởi có khả năng xóa trí nhớ miễn dịch

Ước tính 90-100% người chưa có miễn dịch với sởi khi tiếp xúc với nguồn bệnh đều có thể bị lây.  Khả năng xóa trí nhớ miễn dịch của virus sởi có thể khiến người bệnh suy giảm từ 20-70% lượng kháng thể chống lại mầm bệnh khác.
Phòng ngừa các bệnh hô hấp mùa nắng nóng

Phòng ngừa các bệnh hô hấp mùa nắng nóng

Mùa hè nắng nóng gay gắt, khiến cơ thể dễ mất nước, mệt mỏi và suy giảm sức đề kháng, đặc biệt dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp phòng tránh sẽ giúp bảo vệ sức khỏe hiệu quả hơn.
back to top