Di chứng nhiễm trùng khi thai nhi nhiễm CMV

(khoahocdoisong.vn) - Trẻ sơ sinh nhiễm CMV bẩm sinh có nguy cơ tổn thương hệ thống thần kinh lâu dài, thường gặp nhất là điếc.

Hỏi: Nếu thai nhi bị nhiễm CMV từ mẹ thì có thể bị những di chứng gì? Cách giúp mẹ và bé bị nhiễm VMV?

Nguyễn Phương Lan (Hà Nội)

ThS.BS Nguyễn Hương Trà, Phó phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: CMV (cytomegalovirus) là virus gây tổn thương hệ thống thần kinh lâu dài, thường gặp nhất là điếc.

Di chứng nhiễm trùng thai nhi: Khiếm thị như viêm màng đệm, mắt bé, đục thủy tinh thể và teo mắt; Điếc; Gan lách to; Vàng da; Giảm tiểu cầu ban xuất huyết; Viêm phổi; Chậm tăng trưởng thai; Não nhỏ, bại não và động kinh.

Thai bị ảnh hưởng càng sớm, biểu hiện bệnh càng nặng: Nhiễm trong 3 tháng đầu nhiều khả năng để lại di chứng hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là mất thính giác, nặng hơn. Trẻ bị nhiễm do mẹ nhiễm tái phát, di chứng ít nghiêm trọng hơn.

Để phòng ngừa, phụ nữ mang thai phải thực hiện vệ sinh tốt, đặc biệt rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với bỉm hoặc dịch tiết mũi và họng. Tránh hôn trẻ nhỏ dưới 6 tuổi vào miệng và má; Không dùng chung đồ ăn, nước uống hoặc đồ dùng như dĩa thìa đũa, kem đánh răng... với trẻ nhỏ; Rửa sạch đồ chơi, mặt bàn và bề mặt dính nước tiểu hay nước bọt của trẻ nhỏ.

Đối với những phụ nữ vừa nhiễm CMV nên chờ 6 tháng sau để có thai.  

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top