Dây bông xanh trị rắn cắn

Dây bông xanh được trồng rộng rãi. Cây có nhiều tác dụng làm thuốc.

Dây bông xanh nhiều tác dụng

Hỏi: Tôi nghe nói khi bị rắn cắn có thể dùng lá cây dây xanh đắp vào vết thương có thể chữa rắn cắn, điều này có đúng không?

Nguyễn Minh (Hà Giang)

Trả lời: TS Lê Thị Thanh Nhạn, cho biết, dây bông xanh còn có các tên: bông báo, cát đằng, đại hoa sơn khiên ngưu, đại hoa lão nha chủy (danh pháp hai phần: Thunbergia grandiflora Roxb.); là một loài thực vật có hoa thuộc họ Ô rô (Acanthaceae). Đây là loài bản địa của Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Dương và Myanmar và có phân bố tự nhiên rộng rãi.

Cây dây bông xanh là loài cay dây leo quấn thân, thuộc họ Ô rô Acanthacea, người Mường gọi là bông báo. Thân cành có lông, lá mọc đối, cuống dài, hình hơi tròn. Mặt trên lá màu lục sỉn, mặt dưới nhạt, nhẵn hoặc có lông. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, buông thõng. Theo dân gian, cây có tác dụng chữa rắn cắn. Cách làm được truyền lại như sau: Khi phát hiện rắn cắn, buộc chặt chỗ cắn về phía tim để tránh ngăn chất độc đi theo đường máu lên tim, sau đó rửa và nặn sạch vết máu khu vực bị cắn. Sau đó lấy lá tươi, rửa sạch, thêm một ít nước rồi giã nhỏ, cho vào đắp chỗ rắn cắn, còn nước xoa bóp khắp khu vực rắn cắn. Đắp ngày 2 lần, đắp trong nhiều ngày đến khi thấy đã ổn định. Tuy nhiên, để an toàn nhất, chỉ nên dùng lá cây dây bông xanh xử lý ban đầu, sau đó nên đưa bệnh nhân bị rắn cắn vào viện điều trị đúng bệnh, tránh chất độc nhiễm lên khi phát hiện ra đã quá muộn. Tuy nhiên, khi bị rắn cắn cần phải chuyển bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời.

PH (ghi)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top