Đặt stent động mạch vành có nguy hiểm?

(khoahocdoisong.vn) - 10 – 15% bệnh nhân được đặt stent thường và 1 – 2% bệnh nhân được đặt stent giải phóng thuốc tại chỗ có thể bị tái hẹp trong lòng stent.

Hỏi: Bố tôi bị bệnh hẹp tắc động mạch vành (ĐMV), bác sĩ khuyên nên đặt stent nhưng tôi chưa hiểu đặt như thế nào và có nguy hiểm không? Nguyễn Hương Thảo (Hà Đông, Hà Nội)

PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội: Đặt stent là một biện pháp an toàn và đạt hiệu quả cao cho người bệnh ĐMV. Stent được làm bằng thép y tế không gỉ, chịu được sự mài mòn và oxy hóa cao. Stent không bị di chuyển sau khi đặt vào ĐMV vì nó được cấy vào lòng ĐMV với áp lực rất cao (từ 10 – 20 atmôtphe) do đó stent sẽ cố định tại vị trí đặt vĩnh viễn và không bị hỏng về cấu trúc sau khi đặt.

Tuy nhiên, có một tỷ lệ từ 10 – 15% bệnh nhân được đặt stent thường và 1 – 2% bệnh nhân được đặt stent giải phóng thuốc tại chỗ có thể bị tái hẹp trong lòng stent. Nếu bị tái hẹp thì có thể nong và đặt lại tại vị trí hẹp, điều này không làm ảnh hưởng tới kết quả của thủ thuật.

Nếu tổn thương quá nặng, không thể nong và đặt stent được thì có thể phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành. Bố bạn đã được chỉ định đặt stent để điều trị ĐMV thì nên tiến hành sớm, tránh để các biến chứng nặng của bệnh gây ra như nhồi máu cơ tim.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top