Đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa cho người dân dịp Tết 2023

Để đảm bảo hàng hóa cung ứng cuối năm và tết Quý Mão, nhiều doanh nghiệp sản xuất, phân phối tiêu dùng đang rốt ráo chuẩn bị dự trữ hàng hoá để cung ứng ra thị trường dịp cận Tết. Ước tính hàng hoá dự trữ Tết sẽ tăng khoảng 10 - 12% so với cùng kỳ năm trước.
Chuẩn bị nguồn cung ứng hàng hóa cho người dân dịp Tết.

Chuẩn bị nguồn cung ứng hàng hóa cho người dân dịp Tết.

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán tết Quý Mão 2023, nhiều doanh nghiệp sản xuất, phân phối tiêu dùng đang rốt ráo chuẩn bị dự trữ hàng hoá để cung ứng ra thị trường dịp cận Tết. Theo số liệu của Bộ Công Thương, ước tính hàng hoá dự trữ Tết sẽ tăng khoảng 10 - 12% so với cùng kỳ năm trước và tập trung chủ yếu ở một số mặt hàng thiết yếu.Tại Hội nghị về công tác bình ổn thị trường dịp cuối năm 2022 và Tết Quý Mão 2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các địa phương chủ động, chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân.

Bộ công thương sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định các hành vi đầu cơ, tích trữ, nâng giá, không để đứt gãy hàng cung đáp ứng nhu cầu trong nước nhất là thời điểm tết nguyên đán đã cận kề.

Ước tính hàng hoá dự trữ Tết sẽ tăng khoảng 10 - 12% so với cùng kỳ năm trước và tập trung chủ yếu ở một số mặt hàng thiết yếu.

Ước tính hàng hoá dự trữ Tết sẽ tăng khoảng 10 - 12% so với cùng kỳ năm trước và tập trung chủ yếu ở một số mặt hàng thiết yếu.

Gấp rút chuẩn bị dự trữ hàng hoá

Trong khi các nhà sản xuất và cung ứng đang lên kế hoạch dự trữ hàng hoá thì nhiều doanh nghiệp, hệ thống bán lẻ tại Việt Nam đã bước vào "cuộc đua" bán hàng Tết. Triển khai chương trình khuyến mại Tết từ ngày 8.12.Tương tự, phía hệ thống siêu thị MM Mega Market cũng đã lên kế hoạch trưng bày hàng Tết từ ngày 15.12 để người tiêu dùng linh hoạt sắp xếp thời gian, mua sắm.

MM Mega Market đã làm việc với nhà cung cấp để duy trì mức giá ổn định, dự trữ hàng hóa tăng 20-30% so với năm 2022 và 40-50% so với những tháng bình thường, riêng thực phẩm tươi sống và mặt hàng thiết yếu, bánh kẹo, mứt có thể tăng đến 100%.

Theo ông Lê Mạnh Phong - Giám đốc điều hành khối cửa hàng Big C (Go!) khu vực Hà Nội và miền Bắc, Tập đoàn Central Retail Việt Nam, doanh nghiệp này đã làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp để dự báo số lượng sản xuất từ quý II/2022 và công tác dự trữ hàng hóa Tết.

Bên cạnh kênh bán hàng tại điểm bán, doanh nghiệp còn đẩy mạnh cung cấp hàng hóa Tết qua kênh thương mại điện tử, qua các app bán hàng của Go, Big C, Tops.

Lên kế hoạch cung ứng hàng hoá, bám sát thông tin thị trường

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá, trong thời gian tới, thương mại toàn cầu sẽ tiếp tục chịu nhiều sức ép do căng thẳng địa chính trị và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, lạm phát tăng cao, đồng tiền bản địa mất giá so với đồng USD, thị trường xuất nhập khẩu thu hẹp, chính sách thắt chặt tiền tệ và phòng, chống dịch COVID-19 ở một số nước sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường hàng hóa trong nước và xuất khẩu của Việt Nam theo hướng bất lợi, đòi hỏi các cơ quan Nhà nước phải có các chính sách điều hành phù hợp, ứng phó kịp thời với những biến động của thị trường.

Các tập đoàn, tổng công ty, công ty sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, hàng hóa phục vụ Tết, chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa phục vụ Tết. Dự trữ vật tư, nguyên, nhiên vật liệu một cách hợp lý, tiết giảm chi phí, ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước đã sản xuất được, nhằm duy trì sản xuất ổn định để bảo đảm lượng cung ứng hàng hóa cho thị trường với giá hợp lý.

Công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ người dân đón Tết cần được tích cực triển khai từ sớm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân.

Công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ người dân đón Tết cần được tích cực triển khai từ sớm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân.

Các đơn vị kinh doanh thương mại chủ động triển khai các chương trình bình ổn thị trường, đẩy mạnh việc mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa, nhất là các khu vực nông thôn, hải đảo, vùng sâu vùng xa nhằm cung ứng tốt hàng hóa thuộc diện bình ổn thị trường nói chung và hàng Việt nói riêng cho người dân.

Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cũng thông tin, việc chuẩn bị hàng hóa các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết tại Hà Nội cũng đã hoàn tất, ước tính tổng giá trị hàng hóa Tết 2023 đạt khoảng 39.500 tỉ đồng, tăng 15% với kế hoạch phục vụ Tết năm 2021.

Cụ thể, dự trù lượng hàng hóa tính cho 3 tháng trước, trong và sau Tết như gạo 290.100 tấn, thịt lợn 57.900 tấn, thịt gà 19.200 tấn, thịt bò 16,050 tấn, trứng gia cầm 387 triệu quả, rau củ 322.500 tấn, thực phẩm chế biến 15.900 tấn, thủy hải sản 15.900 tấn, trái cây 156.000 tấn...

Bên cạnh đó, TP.Hà Nội cũng đang triển khai chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu năm 2022 (thời gian thực hiện từ tháng 7.2022 đến hết tháng 5.2023) với sự tham gia của 32 đơn vị sản xuất, kinh doanh, thực hiện cung ứng hàng hóa tới hơn 12.000 điểm bán trên toàn Thủ đô Hà Nội.

Dịp Tết Nguyên đán rất gần với Tết dương lịch (cách nhau 20 ngày) nên công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ người dân đón Tết cần được tích cực triển khai từ sớm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân./.

Theo Đời sống
Củ kiệu ở miền Tây trúng giá

Củ kiệu ở miền Tây trúng giá

So với cùng kỳ năm ngoái, giá bán củ kiệu tươi tăng từ 3.000 - 5.000 đồng/kg và tăng 5.000 đồng/kg đối với củ kiệu giống nên đa số người trồng kiệu có lãi cao.
back to top