Đại dịch Covid-19: “Xóa mờ” mọi biên giới trong nghiên cứu y sinh

(khoahocdoisong.vn) - Năm 2020 qua đi nhưng thế giới không thể quên được đại dịch Covid-19, thảm họa lớn nhất kể từ Thế chiến II. Bất kể giàu nghèo, các nước đều phải gồng lên chống dịch. Nhiều lĩnh vực đã chịu tác động mạnh mẽ, kể cả nghiên cứu y sinh.

Covid-19, “ngọn lửa” thổi bùng đam mê nghiên cứu khoa học

Ngay từ đầu thế kỷ XXI, thế giới đã liên tục chống chọi với hàng loạt dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị gây bởi virus như dịch viêm đường hô hấp cấp SARS (2003) hoành hành tại 29 quốc gia, đại dịch cúm A/H1N1 (2009), hội chứng viêm đường hô hấp cấp Trung Đông MERS (2012), dịch Ebola (2014), dịch Zika (2015 - 2016). Và giờ đây cả thế giới thực sự bị rúng động bởi đại dịch Covid-19 do virus SARS-CoV-2, một chủng virus corona tương tự như chủng virus đã gây dịch SARS và MERS.

Đại dịch Covid-19 đã dẫn đến hàng trăm nghiên cứu chưa từng có trên toàn cầu trong một thời gian ngắn.

Đại dịch Covid-19 đã dẫn đến hàng trăm nghiên cứu chưa từng có trên toàn cầu trong một thời gian ngắn.

Mỗi khi đại dịch xảy ra, nỗ lực liên quan đến các hoạt động nghiên cứu khoa học luôn được huy động nhằm xác định bản chất sinh bệnh học của quá trình lây nhiễm, từ đó có thể cho ra đời các bộ kit chẩn đoán phát hiện nhanh virus nhằm giúp khống chế dịch bệnh lây lan.

Bên cạnh đó, cộng đồng khoa học quốc tế cùng nỗ lực của các công ty dược phẩm còn chạy đua với thời gian để nghiên cứu, điều chế thuốc đặc trị và văcxin phòng bệnh. 

Hàng ngàn nghiên cứu khoa học liên quan đến virus SARS-CoV-2 và Covid-19 đã được thực hiện.

Hàng ngàn nghiên cứu khoa học liên quan đến virus SARS-CoV-2 và Covid-19 đã được thực hiện.

Theo Nature, đại dịch Covid-19 đã dẫn đến hàng trăm nghiên cứu chưa từng có trên toàn cầu trong một thời gian ngắn. Đại dịch đã và đang tác động đến nghiên cứu y sinh một cách mạnh mẽ kể từ khi trường hợp đầu tiên tử vong do SARS-CoV-2 được báo cáo ở Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019. 

Đại dịch đã cắt giảm hầu hết các nghiên cứu lâm sàng và khoa học cơ bản khác nhưng lại chuyển hướng nghiên cứu sang mọi khía cạnh liên quan đến Covid-19 từ giải mã bản đồ gene, cơ chế bệnh sinh, văcxin, các test thử nghiệm... Chính vì thế, kiến thức và nguồn lực khoa học và công nghệ chưa bao giờ bùng phát như hiện nay. Số lượng, phạm vi và mức độ tương tác các nghiên cứu liên quan đến Covid-19 tăng lên hàng ngày.

Vào ngày 5/1/2020, chỉ vài tuần sau khi các ca bệnh đầu tiên được báo cáo, trình tự gene, giúp xác định mầm bệnh là một loại coronavirus mới, SARS-CoV-2, đã được phát hành. Điều này cung cấp thông tin cần thiết cho việc xác định và phát triển các phương pháp điều trị, bào chế văcxin và chẩn đoán.

Tính đến ngày 3/5/2020, đã có 1.133 nghiên cứu Covid-19, bao gồm 148 nghiên cứu liên quan đến hydroxychloroquine, 13 nghiên cứu liên quan đến remdesivir, 50 nghiên cứu đối với văcxin và 100 nghiên cứu đối với xét nghiệm chẩn đoán, đã được đăng ký trên ClinicalTrials.gov và 980 nghiên cứu khác nhau đã công bố trên Lâm sàng Quốc tế và Đăng ký Thử nghiệm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Từ ngày 1/5/2020, remdesivir (Gilead®), đã được FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp và là liệu pháp duy nhất được chấp thuận cho quản lý Covid-19.

Trong cơn sốt dữ liệu, hàng ngàn bản thảo, báo cáo tin tức và blog đã được xuất bản. Tính đến nay, hàng trăm loại văcxin đang được phát triển, gần một chục loại đang được thử nghiệm. Một số văcxin đã được phê duyệt khẩn cấp. Việt Nam cũng đã tiến hành chích ngừa văcxin Covid-19 vào trung tuần tháng 12 vừa qua.

Sinh viên Học viện Quân y đã có mặt tại hội trường của Học viện để đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng văcxin Covid-19 của Việt Nam giai đoạn 1.

 Sinh viên Học viện Quân y đã có mặt tại hội trường của Học viện để đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng văcxin Covid-19 của Việt Nam giai đoạn 1.

Những kết nối nghiên cứu vượt biên giới

Khi một số quốc gia coi việc nghiên cứu coronavirus là mục đích chính trị và quân sự đã làm dấy lên mối lo ngại toàn cầu về một cuộc chạy đua vũ trang công nghệ sinh học. Các nhà khoa học đã phá vỡ biên giới quốc gia, quốc tịch, tôn giáo… và dẫn đến hình thành một sự hợp tác toàn cầu mà chưa từng đã xảy ra trong lịch sử.

Các nhà nghiên cứu đã xác định và chia sẻ hàng trăm trình tự bộ gene của virus. Hơn 200 thử nghiệm lâm sàng đã được đưa ra, quy tụ các bệnh viện và phòng thí nghiệm trên toàn cầu. Ở một góc độ nào đó, đại dịch đã mang đến những tác động tích cực, kết nối mạnh mẽ trong mọi hoạt động nghiên cứu khoa học thuần túy.

TS Francesco Perrone, người đứng đầu một bệnh viện ở Italia, nói “Tôi chưa bao giờ nghe các nhà khoa học chân chính nói về tổ quốc hay quốc gia, về ngôn ngữ, về vị trí địa lý hay quốc tịch... trong những nghiên cứu liên quan đến Covid-19”.

Ở một góc độ nào đó, đại dịch Covid-19 đã mang đến những tác động tích cực, kết nối mạnh mẽ trong mọi hoạt động nghiên cứu khoa học thuần túy.

Ở một góc độ nào đó, đại dịch Covid-19 đã mang đến những tác động tích cực, kết nối mạnh mẽ trong mọi hoạt động nghiên cứu khoa học thuần túy.

Bất chấp như thế nào, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng đã đóng góp một phần đáng kể trong nghiên cứu về coronavirus. Một phòng thí nghiệm của Trung Quốc đã công bố bộ gene virus ban đầu vào tháng 1/2020 tạo cơ sở cho các xét nghiệm coronavirus trên toàn cầu. Một số thử nghiệm lâm sàng hứa hẹn nhất hiện nay có nguồn gốc từ các nghiên cứu ban đầu của Trung Quốc về căn bệnh này. 

Một số nhà khoa học cho biết đại dịch Covid-19 thời điểm này có thể được so sánh với đỉnh điểm của đại dịch AIDS vào những năm 1990. Nhưng công nghệ ngày nay và tốc độ chia sẻ thông tin khác xa so với cách đây 3 thập kỷ. Các nhà khoa học y tế ngày nay không có lựa chọn nào khác ngoài việc cùng nhau nghiên cứu coronavirus.

TS Ryan Carroll, giáo sư Y khoa của Đại Học Harvard, đã tham gia thử nghiệm coronavirus và cho biết đại dịch cũng đang làm “xói mòn” tính bí mật của nghiên cứu y học hàn lâm. Trước đây, nghiên cứu y học lớn, độc quyền có thể dẫn đến tài trợ, thăng chức và kéo dài nhiệm kỳ. Vì vậy các nhà khoa học thường làm việc bí mật, bảo vệ dữ liệu khỏi các đối thủ tiềm năng. Nhưng hiện nay, thông tin về SAR-CoV-2 có thể được tìm thấy trên các máy chủ của medRxiv và bioRxiv, hai kho lưu trữ trực tuyến chia sẻ nghiên cứu học thuật trước khi nó được xem xét và xuất bản trên các tạp chí. 

Covid-19 là tình trạng y tế khẩn cấp của nhân loại, nên giải pháp chung cho tất cả mọi người là rất quan trọng. Cách tốt nhất để đạt được điều đó là hợp tác quốc tế.

Covid-19 là tình trạng y tế khẩn cấp của nhân loại, nên giải pháp chung cho tất cả mọi người là rất quan trọng. Cách tốt nhất để đạt được điều đó là hợp tác quốc tế. 

Khi các nhà khoa học tại Đại học Pittsburgh (Pennsylvania, Mỹ) đã phát hiện ra rằng một con chồn hương tiếp xúc với các dịch tiết chứa virus Covid-19 đã bị phát bệnh sốt cao. Nếu như trước đây, sẽ mất nhiều thời gian để thông tin này xuất bản trên các tạp chí y khoa chuyên ngành, nhưng giờ đây GS Paul Duprex, nhà virus học đứng đầu nghiên cứu văcxin của Đại học Pittsburgh đã chia sẻ kết quả nghiên cứu với các nhà khoa học trên toàn thế giới trong một cuộc học trực tuyến trong vòng 2 giờ đồng hồ.

Ông còn cho biết: "Điều đó rất tuyệt vời! Chúng ta bỏ qua những điều vụn vặt và trở thành một phần trong các nghiên cứu toàn cầu".

Theo một số cách, đại dịch đã xóa bỏ mọi giới hạn của biên giới về mặt địa lý. Tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ), một nhóm bác sĩ của Đại Học Harvard (Mỹ) đã tiến hành thử nghiệm hiệu quả của oxit nitric dạng hít trên bệnh nhân Covid-19. Nghiên cứu này cũng được thực hiện trên một bệnh viện ở Trung Quốc và một số bệnh viện ở miền Bắc nước Ý. 

“Đây là tình trạng y tế khẩn cấp của nhân loại, nên giải pháp chung cho tất cả mọi người là rất quan trọng. Cách tốt nhất để đạt được điều đó là hợp tác quốc tế”, TS Yazdan Yazdanpanah, Giám đốc Bệnh viện truyền nhiễm tại Inserm - Pháp nhấn mạnh.

TS.BS Lê Thái Vân Thanh (Trưởng khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top