Đại biểu Quốc hội: Gói phục hồi kinh tế cần cam kết đầu ra, chấp nhận rủi ro nhưng phải vững chắc

Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai cho rằng cần có câu trả lời rõ ràng về kết quả sẽ thu được từ gói chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trị giá hơn 346.000 tỷ đồng

Cụ thể, theo Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai, gói hỗ trợ này là hy vọng của người dân và tương lai doanh nghiệp 

Theo bà Mai, cần cụ thể hóa hơn nữa các nội dung trong chương trình này và cam kết “sản phẩm đầu ra”, cùng với đó ràng buộc trách nhiệm nhiều hơn.

Bà Mai cũng cho rằng,  phân bổ ngân sách của Quốc hội là đảm bảo nguồn lực, hiệu quả, kết quả đầu ra. Đây cũng là chuẩn mực, kinh nghiệm quốc tế và là yêu cầu bắt buộc trong phân bổ, chi tiêu ngân sách.

Hiện nay, dự thảo chương trình chưa quy định rõ kết quả nguồn lực đầu vào và hiệu quả đầu ra. Do đó, bà Mai cho rằng cần bổ sung các tiêu chí và nguồn lực cụ thể.

Đồng quan điểm với Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai, đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) cũng cho rằng việc phân bổ nguồn lực, đại biểu cần có “trọng tâm, trọng điểm”, hỗ trợ cho các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề như du lịch, vận tải, nhà hàng, khách sạn… 

"Cần kiểm soát chặt chẽ dòng tiền bởi sẽ rất nguy hiểm nếu nguồn lực từ chương trình không được dùng trong sản xuất, kinh doanh mà chảy vào bất động sản, chứng khoán" - Đại biểu Mai Văn Hải kiến nghị.

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) nhấn mạnh tới việc chú trọng công tác thanh kiểm tra khi triển khai nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội.

Theo tính toán của Chính phủ, ước tính giá trị thực tế của gói chính sách tài khóa, tiền tệ để phục hồi, phát triển kinh tế xã hội này là 346.000 tỷ đồng, khoảng 4,28% GDP. Để có nguồn lực thực hiện chương trình tổng thể phục hồi kinh tế, xã hội, Chính phủ trình Quốc hội tăng bội chi ngân sách, với tổng số tiền 240.000 tỷ đồng trong 2 năm (2022 - 2023).

Theo Đời sống
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. (Ảnh minh hoạ).

Hà Nội và TPHCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực Văn bản hợp nhất ban hành Nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.
back to top