Cứu bệnh nhân bị đâm thủng tim, ngừng tuần hoàn

Bệnh nhân bị đâm với vết thương lớn, được chẩn đoán hôn mê, trụy tuần hoàn/vết thương thấu ngực, nghi vết thương tim có chèn ép tim cấp…

Sáng 19/10, BS Nguyễn Hữu Nam, Trưởng Khoa Phẫu thuật Tim mạch Lồng ngực, Bệnh viện hữu nghị Đa khoa Nghệ An cho biết, bệnh viện vừa cứu sống bệnh nhân bị đâm thủng tim.

Theo đó, ngày 8/10, Khoa Cấp cứu tiếp nhận bệnh nhân P.X.H (33 tuổi, ở xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) trong tình trạng hết sức nguy kịch.

Khi nhập viện, bệnh nhân ý thức lơ mơ, da tím tái, thở nhanh, mạch nhanh nhỏ, huyết áp 70/50 mmHg.

Qua khai thác thông tin từ người nhà được biết: Trước thời điểm nhập viện khoảng 30 phút, bệnh nhân bị người khác dùng vật nhọn (nghi là dao gọt hoa quả) đâm vào ngực. Sau khi bị đâm, bệnh nhân thấy đau ngực, khó thở, choáng váng, ngã xuống đường và được bạn đưa vào viện cấp cứu.

Tại Khoa Cấp cứu, bệnh nhân được đặt nội khí quản, tạo đường truyền, dùng thuốc vận mạch,... thực hiện siêu âm cấp cứu tại chỗ cho kết quả màng ngoài tim có rất nhiều dịch.

Báo động đỏ được kích hoạt, Khoa Cấp cứu đã tiến hành hội chẩn liên chuyên khoa liên quan. Bệnh nhân được chẩn đoán hôn mê, trụy tuần hoàn/vết thương thấu ngực, nghi vết thương tim có chèn ép tim cấp… Các bác sĩ đã chỉ định mổ cấp cứu tối cấp cho bệnh nhân P.X.H.

Tại thời điểm bệnh nhân lên bàn mổ, xuất hiện tình trạng ngừng tuần hoàn, kíp phẫu thuật viên quyết định mở ngực tối cấp, mở màng tim, tiến hành xoa bóp tim trực tiếp để lấy lại nhịp tim. Khi mở màng tim bệnh nhân, kíp phẫu thuật nhận thấy có máu và máu cục, tim xẹp, ngừng đập

Kíp phẫu thuật đã tiến hành xoa bóp tim để tim đập lại, khâu vết thương dài 1cm đang phun máu ở thành trước thất phải bằng chỉ prolene 2.0. Ngoài ra, kíp phẫu thuật còn phát hiện và khâu 01 vết thương dài 01cm ở nhu mô thùy dưới phổi trái có chảy máu và xì khí.

11 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân đã tỉnh táo hoàn toàn, tự đi lại và ăn uống được.... - Ảnh: Suckhoedoisong11 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân đã tỉnh táo hoàn toàn, tự đi lại và ăn uống được.... - Ảnh: Suckhoedoisong

Trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ đã gặp khá nhiều khó khăn trong việc xử lý khi vết thương tim ở vùng tâm thất có kích thước khá lớn, chảy máu nhiều, kèm tạo máu cục khoang màng tim, chèn ép tim nhiều làm tim bị xẹp và ngừng đập sớm.

Ca mổ đã được các bác sĩ thực hiện thành công sau 90 phút. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chuyển sang Khoa Hồi sức tích cực Ngoại khoa để tiếp tục điều trị. Huyết động và các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân dần ổn định, vết mổ khô, dẫn lưu ra ít dịch, siêu âm tim chức năng tim bình thường.

Đến ngày thứ 3 sau phẫu thuật, bệnh nhân được rút nội khí quản. Ngày thứ 6 sau phẫu thuật, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Phẫu thuật Tim mạch Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch để tiếp tục điều trị, theo dõi.

BS. Nguyễn Hữu Nam thông tin thêm: Hiện tại (ngày thứ 11 sau phẫu thuật), bệnh nhân đã tỉnh táo hoàn toàn, tự đi lại và ăn uống được, vết mổ đã khô. Siêu âm tim không thấy bất thường về giải phẫu và chức năng tim. Bệnh nhân được ra viện về nhà trong thời gian sớm nhất.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top