Cường độ bão càng mạnh thì kích thước bão càng lớn?

Kích thước bão càng lớn thì cường độ bão càng mạnh cách hiểu của nhiều người. Tuy nhiên suy nghĩ này rất sai lầm. Kích thước của bão không tỷ lệ thuận với cường độ của bão và không thể hiện cho cường độ bão. Không phải cơn bão nào có kích thước lớn thì sẽ có cường độ mạnh và sức tàn phá lớn.

Không phải kích thước của bão lớn thì cường độ của bão cũng lớn.

Hỏi: Từ nay tới cuối năm, bão và áp thấp nhiệt đới vẫn còn xuất hiện. Nhiều người cho rằng kích thước của bão càng lớn thì cường độ của bão càng mạnh, điều này có đúng không?

Nguyễn Văn Ngọc (Hà Nội)

Ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn QG: Năm nào, nước ta cũng có bão ảnh hưởng trực tiếp, có cơn mạnh, cơn nhẹ gây ảnh hưởng ít hoặc nhiều. Nhiều người cho rằng, kích thước của cơn bão càng lớn thì cường độ cũng lớn. Quan niệm này là rất sai lầm.

Trong thực tế các cơn bão có kích thước rất khác nhau. Tuy nhiên, kích thước của bão không tỷ lệ thuận với cường độ của bão và không thể hiện cho cường độ bão. Không phải cơn bão nào có kích thước lớn thì sẽ có cường độ mạnh và sức tàn phá lớn.

Cơn bão ANDREW năm 1992 là cơn bão rất mạnh, có sức tàn phá khủng khiếp nhưng lại có kích thước tương đối nhỏ.

Tương tự, cơn bão số 6 (XANGSANE) năm 2006 đổ bộ vào Đà Nẵng có phạm vi bán kính gió mạnh rất nhỏ (bán kính trên cấp 10 của cơn bão chỉ khoảng 80km) nhưng đã gây ra gió mạnh cấp 13 ở thành phố Đà Nẵng.

Thu Hà

Theo Đời sống
back to top