Cuộc đời thăng trầm của Thiếu phó Lê Chất – Kỳ 3: Chết vẫn chưa yên

Chết vẫn chưa yên, mộ của Lê chất còn bị vua Minh Mạng cho san phẳng, khắc bia dựng lên trên đề mấy chữ “Chỗ này là nơi Lê Chất phục pháp”.

Bài vị thờ Lê Chất.

Vụ án Lê Duy Thanh

Mùa thu năm Minh Mạng thứ hai (1821), Vua đi Bắc tuần, nên sai Lê Chất (là Bắc thành Tổng trấn) về trấn trước để lo sắp đặt công việc.

Mùa đông năm ấy, vua đến Bắc thành. Lê Chất được vua ban một con dao bằng vàng Tây chạm khắc rất đẹp và một cây súng mạ vàng.

Bấy giờ có quan Hiệp trấn Sơn Nam Thượng là Lê Duy Thanh ăn của hối lộ và làm việc trái phép. Việc bị phát giác, vua giao cho quan Bắc thành (Tổng trấn Lê Chất) tra xét.

Lê Duy Thanh lúc đó nhân được vào chầu tại Bắc thành, liền khóc lóc và tâu xin đổi việc tra xét cho nha khác, vì nếu không sẽ bị quan Bắc thành xử rất nặng. Lê Chất hặc tội rằng: – Lê Duy Thanh là kẻ bề tôi nhỏ mọn mà dám tự tiện, ngạo mạn, vô lễ. Vậy, xin chém đầu hắn để nghiêm giữ kỉ cương của triều đình.

Vua an ủi và hòa giải, sau sai quan ở Bắc thành cứ việc theo lẽ công bằng mà xét hỏi. Lê Chất với Hình Tào cùng tra xét muốn xử Lê Duy Thanh vào tội chết.

Án chưa kịp dâng lên thì tháng chạp năm ấy, lễ bang giao (với nhà Thanh) đã xong, Vua trở về kinh, sai bộ Hình báo cho các quan ở Bắc thành lấy hồ sơ vụ án Lê Duy Thanh giao về cho triều thần nghị án.

Sau, Lê Duy Thanh bị kết án phải chịu phát phối đi Quảng Bình. Lê Chất nghe tin ấy, muốn dâng lời tấu để xin xét lại, nhưng lại sợ làm việc vượt chức phận của mình nên thôi.

Năm Minh Mạng thứ năm (1824), con của Lê Chất là Lê Hậu được tuyển chọn cho làm chồng của Trưởng Công chúa (tức Công chúa Nguyễn Thị Ngọc Cửu, con gái thứ tám vua Gia Long).

Năm ấy, Lê Chất cùng với Lê Văn Duyệt dâng biểu xin từ chức Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành. Vua hỏi nguyên do xin từ chức đến hai ba lần, Lê Chất mới tâu: – Trước đây có vụ án Lê Duy Thanh, tôi cùng với Hình Tào xử hắn vào tội chết, nhưng khi triều thần nghị án thì Lê Duy Thanh được giảm tội, thế là phép nước chẳng còn tin dân nữa. Tôi không thể làm việc được ở Bắc thành nữa cũng vì lẽ ấy.

Vua nói: – Đó là ý chung của đình thần, không phải ý riêng của trẫm. Nói rồi, sai đem bản án Lê Duy Thanh trao cho Lê Chất xử lại. Lê Chất biết ý vua giận nên không dám nói thêm gì nữa. Rốt cuộc, Lê Duy Thanh vẫn được y án cũ.

Chết vẫn bị truy xét

Mùa thu năm 1826, Lê Chất được phép về nhà lo việc tang cho mẹ. Nhưng về đến Bình Định là quê nhà chưa được bao lâu thì ông mất. Vua Minh Mạng nghe tin ấy, nghỉ chầu ba ngày để tỏ lòng thương xót, đồng thời ban cấp tiền lụa để lo đám tang Lê Chất rất hậu hĩ.

Tuy nhiên, mười năm sau, năm Minh Mạng thứ mười sáu (1835), quan Tả Thị lang bộ Lại là Lê Bá Tú, truy xét và nói rằng, sinh thời Lê Chất nói và làm đều vô đạo, không xứng với danh phận của kẻ làm tôi, xin xử Lê Chất với sáu tội, lại buộc cho Lê Chất mười tội to nữa. Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép:

Án Lê Văn Duyệt phát ra năm trước thì năm sau (Bính Thân, 1836) có quan Lại bộ tả thị lang Lê Bá Tú dâng sớ truy hặc Lê Chất phạm những 16 tội.

Vua Minh Mạng dụ rằng: Lê Chất cùng với Lê Văn Duyệt, dựa nhau làm gian, tội ác đầy chứa, nhổ từng cái tóc mà tính cũng không hết, giả thử bổ áo quan giết thây, cũng không là quá.

Song lại nghĩ Chất tội cũng như Duyệt, trước kia Duyệt đã không bổ áo quan giết thây, thì nắm xương khô của Chất nay cũng chẳng màng bắt tội.

Vậy cho Tổng đốc Bình Phú Võ Xuân Cẩn san phẳng mộ của hắn, khắc bia dựng lên trên đề to mấy chữ “Chỗ này là nơi Lê Chất phục pháp” để làm gương cho kẻ gian tặc muôn đời.

Còn vợ hắn là Lê Thị Sa cùng ở một nhà, dự biết mưu bạn nghịch, xử vào cực hình, cũng là phải, song kẻ đàn bà chẳng cần vội vàng chính pháp.

Vậy Lê Thị Sa cùng con là Lê Cẩn, Lê Trương, Lê Thường, Lê Kỵ, đều cải làm trảm giam hậu. Lại tịch biên gia sản, được hơn 12.000 quan tiền, giao tỉnh chứa cả vào kho.

Đến năm Tự Đức nguyên niên (1847), vua truyền tha tội cho Lê Chất và mãi đến năm Mậu Thìn (1868) mới truy phong cho ông chức Tả đồn Đô Thống chế.

Sau này, nhà văn Phan Khôi khi đến viếng mộ Lê Chất, có làm bài thơ cảm hoài: Viếng mộ ông Lê Chất. Bình Tây trấn Bắc sử nghìn thuẤy cỏ mờ rêu đất một uẤy dũng ấy trung là thế thếMà ân mà nghĩa ở mô môChim gào hờn sót xuân ầm ỹHùm thét oai lưa gió vụt vùCái chuyện anh hùng ai nhắc nữaHồ Tây văng vẳng tiếng chuông bu!

Nguyễn Bảo Nam

Theo Đời sống
back to top