Thả rùa tương đồng “cụ rùa” mới ý nghĩa
Liên quan đến đề xuất thả rùa xuống Hồ Gươm đang thu hút sự quan tâm của dư luận, GS.TS Mai Đình Yên (85 tuổi), chuyên gia về sinh thái học và động vật – người đã dành hơn 50 năm nghiên cứu về lĩnh vực này ngày 1/12 cho biết, ông hoàn toàn đồng ý với đề xuất thả rùa xuống Hồ Gươm của GS Nguyễn Lân Dũng.
Bên cạnh đó, ông cũng đồng tình với quan điểm của PGS-TS Hà Đình Đức là nên lựa chọn loài rùa tương đồng với “cụ rùa” Hồ Gươm để thả mới có ý nghĩa.
Về ý kiến rằng có nên đưa cá thể rùa hiện tại ở Đồng Mô (Hà Tây cũ) về thả Hồ Gươm, GS Mai Đình Yên cho rằng, ý kiến này rất khó thực hiện.
Cụ rùa ở Đồng Mô
Cá thể rùa ở Đồng Mô hiện đang sống ở nơi nước sạch và rộng lớn hơn 1.000 ha rất thoải mái, nếu đưa về Hồ Gươm sợ không quen với cách sống gò bó sẽ rất khó chịu. Cùng với đó là việc chăm sóc không phù hợp, chu đáo sẽ chết thì Việt Nam hết giống rùa quý hiếm này.
Vì vậy, theo GS Yên, trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta không nên đưa cá thể rùa này về Hồ Gươm.
“Chúng ta chỉ nên đưa về Hồ Gươm khi tìm thấy cá thể rùa cùng loài với “cụ rùa” Hồ Gươm. Rùa ở Đồng Mô nếu bị đưa về sẽ bị dư luận và các nhà khoa học trong nước và quốc tế phản đối mạnh” – GS Yên nêu.
Ai dám bỏ tiền tìm kiếm “cụ rùa”
GS Yên tư vấn, nếu người dân Thủ đô và lãnh đạo chính quyền TP.Hà Nội mong muốn có rùa theo tâm linh thì nên bỏ tiền để làm điều tra ở các địa phương của Việt Nam xem có còn sót con rùa nào giống “cụ rùa” Hồ Gươm hay không?.
Tuy nhiên, GS Yên cũng lo lắng rằng, ai là người bỏ tiền để đi điều tra. Nếu điều tra không cẩn thận sẽ rất tốn kém công sức cũng như chi phí.
Cá thể rùa ở Đồng Mô khác “cụ rùa” Hồ Gươm như thế nào? GS Yên phân tích: “Theo nghiên cứu của tôi và các nhà khoa học trong nước và quốc tế, cả 2 loại rùa đều là một loại. Tuy nhiên, PGS.TS Hà Đình Đức lại đưa ra lập luận là khác nhau. Giả thiết của GS Yên đưa ra được đông đảo nhà khoa học ủng hộ hơn nhà rùa học Hà Đình Đức. Đến nay, sự tranh cãi đó vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Để biết kết quả chính xác, chúng ta nên làm xét nghiệm AND hoặc ghép đôi”.
“Nếu chúng ta tìm ra nhiều cá thể rùa và chứng minh là cùng họ hàng với “cụ rùa” thì có thể đưa về Hồ Gươm”- GS Yên tư vấn.
Cụ rùa ở hồ Gươm
GS Yên luôn tin rằng, “cụ rùa” Hồ Gươm không phải là cá thể cuối cùng mà còn rất nhiều nơi khác có thể có như ở các hệ thống sông suối ở miền Bắc của Việt Nam.
Vì vậy, chúng ta nên phát động một cuộc điều tra, hỏi nhân dân các vùng miền xem có phát hiện ra loại này nữa không để thông báo với các nhà khoa học đưa ra kết quả cụ thể để khẳng định.
GS Yên cung cấp thêm các dữ liệu nghiên cứu hiện nay trên toàn thế giới chỉ còn 3 cá thể rùa quý hiếm đang bị tuyệt chủng. Đó là 2 cá thể của Trung Quốc và 1 cá thể rùa của Việt Nam đang sống ở Đồng Mô.
Trước đó, 2 cá thể rùa của Trung Quốc đã cho thụ tinh nhưng không thành công. Bài toán đặt ra là làm thế nào để phối giống cho ra thế hệ tiếp theo, thế hệ 2, 3 là vấn đề cần bàn.
Có nên phối giống rùa?
“Nguyện vọng của các nhà khoa học cũng như cá nhân tôi rất muốn phối giống rùa để có những thế hệ rùa con. Nếu việc này thực hiện được sẽ vô cùng có ích cho thế giới cũng như bảo tồn được giá trị về mặt khoa học, sinh học và đa dạng sinh học. Nhiều nhà khoa học cũng đưa ra là cho phối giống rùa Đồng Mô và rùa của Trung Quốc. Tôi cũng hoàn toàn đồng ý với quan điểm này”- GS Yên trình bày.
Liệu việc phối giống này có mâu thuẫn với rùa tâm linh không? GS Yên khẳng định, nó không ảnh hưởng gì hết, người làm tâm linh cứ làm và nhà khoa học, sinh học vẫn cứ làm theo quan điểm của họ.
Hồ Gươm sau khi nạo vét sạch sẽ, chất lượng tốt như ngày xưa vẫn có thể thả vài cá thể rùa để giúp cho người yêu mến rùa thấy như trong truyền thuyết thì không vấn đề gì.
Nhưng phải khi nào có được cá thể nhiều hơn 1 và phải có nhà khoa học can thiệp đưa một động vật ở nơi hoang dã vào Hồ Gươm xem có sống được hay không? Rồi chúng ta có nên cho nó sinh sản ở Hồ Gươm hay không?.
Hồi tưởng lại, GS Mai Đình Yên kể: “Khi còn ít tuổi, hàng ngày đi học qua Hồ Gươm, tôi đã tận mắt nhìn thấy 4 cái thế rùa nằm phơi nắng trên bờ. Rất tiếc, lúc đó nghèo không có máy ảnh để ghi lại những hình ảnh quý đó. Sau này lớn lên, trở thành chuyên gia nghiên cứu về động vật học, tôi đã chứng kiến từng thời khắc các cá thể rùa chết. vé máy bay đi osaka vé máy bay từ nhật bản về việt nam
Cụ thứ nhất chết, làm da ở đền Ngọc Sơn; cụ thứ 2 chết được bảo quản ở Bảo tàng Hà Nội; cụ thứ 3 chết được người ta xẻ thịt bán theo tem phiếu thực phẩm. Cụ cuối cùng chết là cụ rùa vừa rồi do già và không chịu được ô nhiễm”.
Thời gian vừa qua, Công ty thoát nước Hà Nội nạo vét Hồ Gươm và kiểm tra thì không còn cụ rùa nào nữa. Cho nên, như chứng kiến và theo dõi của GS Yên, Hồ Gươm chỉ có 4 “cụ rùa” đồng nghĩa với việc những cá thể rùa này khi trưởng thành không thể sinh trưởng được. Điều đó chứng tỏ Hồ Gươm cũng không phải là nơi sinh sản của rùa.
Hồ Gươm chỉ là “vườn thú” nếu đưa cá thể rùa nào vào đó rồi sống khi già là chết. Hồ Gươm cũng chỉ nuôi tối đa được 5 con vì không có đủ thức ăn cho nó, nếu nuôi phải thả rất nhiều cá như thế thì cũng không khác gì “vườn thú”. Tôi nghĩ, sau này, các nhà khoa học nên nghiên cứu thêm vấn đề này để đưa ra kết luận chính xác nhất.
“Những con vật tượng trưng cho tâm linh người dân mình quý lắm. PGS Hà Đình Đức kể với tôi rằng, ông đang đề nghị UBND TP.Hà Nội đưa xác “cụ rùa” về Hồ Gươm theo ước vọng của người dân vì Hồ Gươm là nơi linh thiêng”- GS Yên chia sẻ.
PV (tổng hợp)