Công cụ ChatGPT có thêm tính năng mới nhằm thu hút người dùng

Công ty OpenAI vừa công bố thêm tính năng mới được bổ sung vào công cụ ChatGPT của hãng nhằm tiến gần hơn tới người dùng.

Thông báo ngày 25/9 của OpenAI nêu rõ những tính năng trên sẽ được bổ sung vào các phiên bản trả phí của dịch vụ ChatGPT, theo đó cho phép người dùng nói chuyện với AI và thậm chí chỉ cho AI xem những gì họ đang nói đến. OpenAI cho biết: “Giọng nói và hình ảnh mở ra cho bạn nhiều hướng ứng dụng ChatGPT trong cuộc sống".

Được biết, ở bản cập nhất mới nhất từ OpenAI thì công cụ ChatGPT sẽ cho phép người dùng tham gia vào một cuộc hội thoại với tùy chọn 5 giọng nói tổng hợp khác nhau để nhận phản hồi. Bên cạnh đó, người dùng có thể chia sẻ hình ảnh với ChatGPT và đánh dấu những khu vực cần phân tích.

Và tất nhiên các tính năng này sẽ được bổ sung vào phiên bản trả phí của công cụ ChatGPT. Dự kiến, người dùng ChatGPT Plus và Enterprise sẽ được trải nghiệm tính năng này trong vài tuần tới.

“Giọng nói và hình ảnh mở ra cho bạn nhiều hướng ứng dụng ChatGPT trong cuộc sống" - công ty OpenAI chia sẻ.

Ngoài ra, tính năng giọng nói mới của ChatGPT cũng có thể kể lại những câu chuyện, giải quyết các cuộc tranh luận và đọc nội dung nhập văn bản của người dùng. OpenAI cho biết công nghệ của họ đang được Spotify sử dụng cho các podcast trên nền tảng để dịch nội dung sang các ngôn ngữ khác nhau.

Bên cạnh đó, tính năng này cũng sẽ được phát triển hướng tới hệ điều hành điện thoại thông minh của Apple và Google. Không những thế, công ty này cũng đang hợp tác với các diễn viên lồng tiếng để khiến các tương tác bằng giọng nói qua ChatGPT trở nên thực tế hơn.

Đây là một trong những nỗ lực mà OpenAI đang triển khai để cạnh tranh ở cuộc hát triển trí tuệ nhân tạo ngày càng gia tăng giữa các công ty công nghệ.

Thời gian qua, Google đã công bố một loạt bản cập nhật cho Bard và Microsoft đã thêm tính năng tìm kiếm trực quan vào Bing. Các “gã khổng lồ” công nghệ đang chạy đua để tung ra không chỉ các ứng dụng chatbot mới mà còn cả các tính năng mới để khuyến khích người dùng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào cuộc sống hàng ngày.

Theo Đời sống
“Chat” với... ChatGPT

“Chat” với... ChatGPT

“Việc một nhà báo lạm dụng ChatGPT để viết báo có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực, bao gồm các vấn đề về độ tin cậy, chất lượng bài viết, đạo đức nghề nghiệp và uy tín cá nhân…”, ChatGPT trả lời câu hỏi của phóng viên.
back to top