Nguồn ảnh: Phys.
Bằng cách phân tích, nghiên cứu bụi hữu cơ của sao chổi 67P thải ra không gian, các nhà khoa học thuộc NASA dùng COSIMA, một công cụ trên tàu vũ trụ Rosetta để nghiên cứu chi tiết thành phần chính, có trong sao chổi này.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công cụ COSIMA thu thập được hơn 35000 hạt bụi. Loại nhỏ nhất chỉ đo được 0,01mm đường kính, lớn nhất khoảng một milimet. Dụng cụ này giúp con người lần đầu tiên quan sát từng hạt bụi vũ trụ bằng kính hiển vi.
Các hạt bụi này bị bắn phá với một chùm năng lượng ion indium cao. Các ion thứ cấp phát ra theo cách này có thể được “cân nặng” và phân tích trong phổ khối phổ COSIMA.
Đối với nghiên cứu hiện tại, các nhà nghiên cứu chỉ giới hạn đến 30 hạt bụi với các tính chất đảm bảo phân tích có ý nghĩa nghiên cứu nhất định.
Nhà nghiên cứu MPS, TS Martin Hilchenbach đã mô tả các kết quả nghiên cứu như sau: “các phân tích của chúng tôi cho thấy thành phần của tất cả các hạt bụi này rất giống nhau. Các nhà khoa học kết luận rằng bụi của sao chổi cũng bao gồm “thành phần” giống như hạt nhân của sao chổi 67P”.
Nhà khoa học MPS, TS Oliver Stenzel nói: “sao chổi 67P thuộc về các loại sao giàu carbon nhất trong hệ mặt trời. Một phần khác của tổng trọng lượng, khoảng 55%, được cung cấp bởi các chất khoáng, chủ yếu là silicat. Đáng chú ý là chúng hầu như chỉ có các khoáng chất không ngậm nước”.
Huỳnh Dũng
(theo Phys)